MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Học ĐH, Thạc sĩ, mua 2 căn nhà đều vay tiền "không trượt" lần nào, anh chàng trở thành triệu phú ở tuổi 33: Nếu nghe lời khuyên tránh vay nợ, tôi có thể đã phá sản!

18-09-2021 - 09:58 AM | Sống

Học ĐH, Thạc sĩ, mua 2 căn nhà đều vay tiền "không trượt" lần nào, anh chàng trở thành triệu phú ở tuổi 33: Nếu nghe lời khuyên tránh vay nợ, tôi có thể đã phá sản!

Khi vẫn còn nợ sinh viên, anh chàng đã quyết định vay thêm tiền để học Thạc sĩ - trái ngược với lời khuyên "tránh vay nợ bằng mọi giá" của chuyên gia tài chính Dave Ramsey.

*Bài viết là chia sẻ của một triệu phú tự thân 33 tuổi ở Mỹ:

Dave Ramsey là một doanh nhân và chuyên gia tài chính nổi tiếng, sở hữu hơn 200 triệu USD. Điều đó khiến hàng triệu người Mỹ coi lời khuyên về tài chính của ông như "bảo bối".

Tuy nhiên, tôi là ngoại lệ và tôi rất vui vì mình đã không làm như vậy. Nếu quản lý tiền theo cách mà ông ấy khuyên, có lẽ giờ đây tôi đã phá sản và đau khổ, thay vì thành công và trở thành triệu phú tự thân như hiện nay.

Quan điểm của Dave về nợ rất đơn giản: Tất cả các khoản nợ đều xấu và cần phải tránh bằng mọi giá. Nhiều người cho rằng điều đó đúng, họ tránh được nợ nhưng cũng chẳng giàu lên.

Học ĐH, Thạc sĩ, mua 2 căn nhà đều vay tiền ‘không trượt’ lần nào, anh chàng trở thành triệu phú ở tuổi 33: Nếu nghe lời khuyên tránh vay nợ, tôi có thể đã phá sản! - Ảnh 1.

Tôi thì khác, tôi cho rằng nợ chỉ đơn thuần là một công cụ tài chính có thể giúp xây dựng hoặc phá hủy tài chính của bạn. Điều quan trọng là bạn sử dụng nó ra sao.

Trên thực tế, nợ là cứu cánh của tôi. Khoảng thời gian 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học là giai đoạn đau khổ nhất trong đời tôi. Cha mẹ tôi gặp khó khăn tài chính, tôi vừa có khoản nợ sinh viên vừa làm một công việc tồi tệ. Khi đó, tôi rất tự ti về bản thân.

Và tôi đã làm ngược lại điều mà Dave vẫn khuyên. Tôi quyết định gánh thêm khoản nợ 50.000 USD để học Thạc sĩ. Đó là quyết định tài chính tuyệt vời nhất của đời tôi.

Bạn có thể nghĩ tôi cường điệu hóa nhưng không phải như vậy. Tài sản lớn nhất mà bạn sở hữu là nguồn lực của bản thân, hay nói cách khác là khả năng kiếm tiền của bạn. Việc học Thạc sĩ giúp thu nhập của tôi tăng thêm 60.000 USD/năm.

Theo tôi, việc vay để đi học có phải quyết định đúng đắn hay không phụ thuộc vào một số yếu tố như thu nhập mong muốn sau khi tốt nghiệp của bạn, bạn phải gánh nợ bao nhiêu và tất nhiên là cả khả năng học tập cũng như làm việc của bạn. Trước khi vay, bạn cần hiểu ưu và nhược điểm bởi đây là một quyết định mạo hiểm.

Sau khi vay tiền để học Thạc sĩ, tôi tiếp tục dùng nợ để mua nhà. Vợ chồng tôi mua căn nhà đầu tiên năm 2016 với giá 375.000 USD. Chúng tôi thanh toán trước 5% và trả góp 95% còn lại. Hiện căn nhà của chúng tôi trị giá 800.000 USD.

May mắn là chúng tôi mua nó trước thời kỳ bùng nổ nhà ở mà nước Mỹ đang trải qua hiện nay. Nhưng đó là vấn đề về đầu tư, sở hữu tài sản càng lâu, bạn càng có nhiều khả năng gặp may.

Ngoài ra, tôi còn dùng nợ để mua một bất động sản cho thuê. Năm 2018, chúng tôi mua một ngôi nhà để cho thuê lại với giá 217.000 USD. Một lần nữa, chúng tôi vay nợ, thanh toán trước chỉ vài phần trăm và số còn lại trả góp. Và chúng tôi lại gặp may khi hiện tại, ngôi nhà đó trị giá 480.000 USD. Sau những may mắn đó, chúng tôi trở thành triệu phú, tất cả là nhờ mạo hiểm vay nợ.

Học ĐH, Thạc sĩ, mua 2 căn nhà đều vay tiền ‘không trượt’ lần nào, anh chàng trở thành triệu phú ở tuổi 33: Nếu nghe lời khuyên tránh vay nợ, tôi có thể đã phá sản! - Ảnh 2.

Tuy nhiên, trước khi vay nợ, bạn cần cân nhắc thật kỹ. Nếu bạn vay để mua sắm hay thử những thứ vô bổ, nó có thể khiến bạn khánh kiệt nhưng nếu bạn sử dụng nợ hợp lý để đầu tư, nó có thể tạo ra của cải.

Dưới đây là 5 câu hỏi tôi tự đặt ra trước khi vay nợ:

1. Tình hình tài chính hiện tài của mình như thế nào?

2. Mục tiêu tài chính của mình là gì?

3. Vay nợ theo cách mà mình dự tính có thể giúp tiến gần hơn tới những mục tiêu đó không?

4. Các chi tiết về khoản vay là gì? (lãi suất, khoản thanh toán hàng tháng, thời hạn trả nợ).

5. Nếu mọi thứ không suôn sẻ và mình mắc kẹt với khoản nợ này, nó sẽ ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống?

Nguồn: MOM

Theo Mộc Tiên

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên