MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Học kỹ năng giải quyết vấn đề của 3 tỷ phú thế giới: Jack Ma đặt vấn đề vào thế mâu thuẫn, Bill Gates hành động, Warren Buffett vận dụng mô hình tâm trí

23-07-2019 - 17:02 PM | Sống

Jack Ma: muốn trở thành một doanh nghiệp tài ba cần phải giải quyết được những vấn đề tài ba. Muốn trở thành một doanh nghiệp vĩ đại phải giải quyết được những vấn đề vĩ đại

01

5 bước giải quyết vấn đề của Bill Gates

Trong bài diễn thuyết năm 2007 tại trường đại học Harvard, Bill Gates cho rằng: loại bỏ bất bình đằng là cội nguồn của mọi sự tiến bộ trong xã hội. Đồng thời cũng là chuyện lớn hàng đầu của nhân loại.

Ông đưa ra lời khuyên với các sinh viên tại đây rằng phải luôn dốc sức vào nhiệm vụ quan trọng hàng đầu này. Bởi những người xuất sắc nhất trên thế giới này cần phải nỗ lực hết sức để giải quyết những vấn đề lớn nhất của nhân loại.

Bill Gates bày tỏ rằng, cuộc sống tuy bất bình đằng nhưng con người không bao giờ thiếu thiện ý trong công cuộc đấu tranh đói nghèo, dịch bệnh. Thiếu ở đây là niềm tin và hành động. Bởi thế giới này quá phức tạp, vấn đề khó giải quyết. Kết quả của việc lực bất tòng tâm đó là mãi sẽ thành thói quen.

Do vậy, trong bài diễn của mình, Bill Gates đã đưa ra 5 bước để giải quyết bất cứ vấn đề gì:

- Một là xác định mục tiêu, bao gồm mục tiêu xa và mục tiêu gần, mục tiêu toàn cầu và mục tiêu khu vực.

- Hai là tìm thấy phương pháp.

- Ba là nhận lấy công nghệ kỹ thuật.

- Bốn là hành động.

- Năm là đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại.

Sau đó, duy trì sự lạc quan, làm lại một lần nữa. Tóm lại đường để sự phức tạp của thế giới này cản trở hành động của bạn.

Học kỹ năng giải quyết vấn đề của 3 tỷ phú thế giới: Jack Ma đặt vấn đề vào thế mâu thuẫn, Bill Gates hành động, Warren Buffett vận dụng mô hình tâm trí - Ảnh 1.

Cũng chính vì vậy mà Bill Gates gần như thích nhất là thách thức "mọi thứ như thường". Ông thường triển khai những suy nghĩ sâu xa hơn vì điều đó. Cùng một động lực thôi thúc ông suy ngẫm về cách làm từ thiện quen thuộc của mọi người.

Và cuối cùng quyết định bỏ ra một lượng lớn tài sản vào việc tìm ra phương án giải quyết đối với những nhiệm vụ cấp thiết. Chứ không phải tiến hành những cuộc quyên góp nhỏ nhặt. Để cuối cùng không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.

Có người nghi ngờ về giá trị sự nỗ lực trị bệnh tận gốc của ông. Họ cho rằng nếu đong đếm căn cứ trên số lượng sự sống được cứu rỗi trực tiếp, những việc làm từ thiện khác có phải là sự đầu tư tốt hơn không?

Đối mặt trước những sự nghi ngờ này, Bill Gates cảm thấy không đáng. Ông nói "diệt trừ tận gốc là một việc hết sức đặc biệt".

Số 0 là một con số thần kỳ. Hoặc là bạn sẽ dốc hết sức lực để đạt đến con số 0. Sau đó cảm thấy vui mừng vì mục tiêu mà mình đã thực hiện được. Hoặc là từ bỏ sự nỗ lực sau khi tiếp cận mục tiêu. Sau đó tỷ lệ phát bệnh sẽ quay trở lại như mức ban đầu.

Trong trường hợp này, bạn sẽ lãng phí một lượng lớn danh dự, trí lực và nguồn vốn. Mà những thứ lãng phí này bạn vốn có thể đầu tư vào các sự nghiệp khác.

Học kỹ năng giải quyết vấn đề của 3 tỷ phú thế giới: Jack Ma đặt vấn đề vào thế mâu thuẫn, Bill Gates hành động, Warren Buffett vận dụng mô hình tâm trí - Ảnh 2.

Đối với Bill Gates còn có một câu chuyện nổi tiếng mang ý vị sâu xa khác đó là: Phương pháp tốt nhất để đối mặt với kẻ địch đó là biến nó thành bạn bè.

Ai cũng biết rằng hai công ty lớn là Microsoft và Apple kể từ những năm 80 luôn ở trong trạng thái đối địch. Steve Job và Bill Gates đã triển khai những cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành quyền kiểm soát thị trường máy tính cá nhân mới nổi. Đến giữa những năm 90, Microsoft chiếm ưu thế đứng đầu rõ rệt. Chiếm khoảng 90% thị phần, còn Apple lại gặp phải nhiều khó khăn.

Những điều khiến tất cả mọi người phải tròn mắt ngạc nhiên đó là, năm 1997 Microsoft đầu tư 150 triệu cho Apple. Cứu giúp Apple khỏi bờ vực phá sản. Năm 2000, Microsoft ra mắt Office 2001 cho Apple. Kể từ đó, Microsoft và Apple thực sự hợp tác cùng có lợi. Mối quan hệ hợp tác của họ bước vào một thời đại mới.

Nhiều người không thể hiểu vì sao cả hai điều đều xảy ra đối với Bill Gates. Tôi nghĩ, đây tuyệt đối không phải là một sự trùng hợp. Sự thành công của Bill Gates đến từ rất nhiều nhân tố. Bao gồm sự nắm bắt thời cơ kinh doanh, khả năng thiết kế thiên tài của ông. Nhưng trong đó còn bao gồm cả những thái độ của ông đối với đối thủ.

Học kỹ năng giải quyết vấn đề của 3 tỷ phú thế giới: Jack Ma đặt vấn đề vào thế mâu thuẫn, Bill Gates hành động, Warren Buffett vận dụng mô hình tâm trí - Ảnh 3.

02

Jack Ma: muốn trở thành một doanh nghiệp tài ba cần phải giải quyết được những vấn đề tài ba. Muốn trở thành một doanh nghiệp vĩ đại phải giải quyết được những vấn đề vĩ đại

10 nguyên tắc lớn trong việc giải quyết vấn đề, mẫu thuẫn của Jack Ma

1. Đối mặt với vấn đề mâu thuẫn bằng thái độ đúng đắn

Nơi nào có con người là nơi đó có vấn đề mâu thuẫn. Không phải mọi vấn đề mâu thuẫn đều là chuyện xấu. Có những vấn đề mâu thuẫn giúp tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa tôi và nhân viên. Nâng cao tình cảm.

Có những vấn đề mâu thuẫn khiến tối suy nghĩ nó càng sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Có những vấn đề khiến tôi có được cơ hội rèn luyện mình, trở nên trưởng thành hơn.

2. Đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ vấn đề

Đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ cùng một vấn đề giống nhau. Đồng thời tự hỏi mình: "Nếu đổi là là tôi, đặt mình vào vị trí nhân viên, thái độ của tôi sẽ như thế nào?" Chỉ có như vậy mới thực sự hiểu rõ nhân viên của mình.

3. Có xung đột mâu thuẫn ắt sẽ có phương pháp giải quyết vấn đề

Đừng coi thường sự tồn tại của những vấn đề mâu thuẫn. Không dùng thái độ chờ đợi để hy vọng mâu thuẫn sẽ tự động biến mất. Hãy thử sử dụng những phương pháp khác nhau để giải quyết những vấn đề khác nhau.

4. Tấn công vấn đề, không tấn công con người

Nhằm vào sự việc chứ không nhằm vào con người, tùy việc mà xét. Không được làm việc theo cảm tính và một cách phiến diện. Không xử lý công việc bằng tình cảm.

5. Tuyệt đối đừng cố tranh luận cho ra kết quả

Không nên ra sức tranh luận với nhân viên. Không dùng quyền lực áp bức người khác. Khiến nhân viên bằng mặt những không bằng lòng. Như vậy là biểu hiện của một người lãnh đạo thua cuộc.

6. Khi nhân viên có những cách nhìn nhận khác nhau, đừng nên cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm, uy tín bị thách thức.

Nhất định phải bình tĩnh, phân tĩnh kỹ lưỡng xem tại sao họ lại có quan điểm như vậy.

7. Khi trao đổi, đàm phán mà tâm trạng quá xúc động, hãy lập tức dừng lại. Đợi cảm xúc bình ổn trở lại mới tiếp tục đàm phán.

8. Tôn trọng nhân viên

Dù nhân viên có phạm phải những sai lầm không thể bỏ quá, phải đuổi việc. Nhưng vẫn phải có sự tôn trọng nhất định. Bởi họ luôn bình đẳng với chúng ta về mặt nhân cách.

9. Nhượng bộ những lúc cần nhượng bộ

Chỉ cần có ích cho công việc, có lợi cho nhân viên đừng sợ tổn hại uy tín và thể diện của mình.

10. Tránh sử dụng những từ ngữ mang tính kết luận

"Bạn lúc nào cũng", "mọi người đều nói bạn"… Cũng không sử dùng những từ ngữ mang tính tình cảm cá nhân "tôi hận nhất là", "tôi thực sự rất tức giận", "tôi không thích nhất là"… Nên dùng những từ ngữ chính xác để biểu đạt như: "Về vấn đề này", "lần này", "có lúc", "tôi càng chủ trương", "tôi càng tán đồng", "Phương pháp mà tôi cảm thấy lý tưởng nhất"…

Học kỹ năng giải quyết vấn đề của 3 tỷ phú thế giới: Jack Ma đặt vấn đề vào thế mâu thuẫn, Bill Gates hành động, Warren Buffett vận dụng mô hình tâm trí - Ảnh 4.

03

Bí quyết thành công của Warren Buffett: 3 nguyên tắc giải quyết vấn đề bằng mô hình tâm trí

Một là, giản hóa tính phức tạp, ảnh hưởng thế giới một cách tốt hơn.

Hai là, loại bỏ điểm mù, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.

Ba là, từ góc độ đa ngành, nhìn thấy hiện thực một cách rõ ràng hơn.

Mỗi người có một cách giải quyết vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, những cách giải quyết vấn đề trên đây của những nhà tỷ phú nổi tiếng đáng để chúng ta học hỏi và tham khảo. Giải quyết vấn đề trên tinh thần đối mặt thiện chí, không chùn bước ắt sẽ thành công.

Theo PV

Trí thức trẻ

Trở lên trên