Học Mỹ, Trung Quốc, quốc gia ‘hàng xóm’ của Việt Nam cấm xuất khẩu hàng loạt nguyên liệu quan trọng sản xuất EV – ‘ép’ ông lớn đổ tiền tấn đầu tư, mơ ‘hoá rồng’ trong kỷ nguyên xe điện
Quốc gia này sẽ cấm xuất khẩu 21 mặt hàng, chủ yếu là khoáng sản và nông nghiệp. Theo các chuyên gia, họ cần khoản đầu tư hơn 500 tỷ USD để phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn.
- 23-04-2023Một mặt hàng xuất khẩu sang Thái Lan bất ngờ tăng nóng 255% trong quý 1, Việt Nam sản xuất gấp 62 lần so với xứ chùa Vàng
- 19-04-2023Một mặt hàng của Việt Nam được người Nga cực kỳ ưa chuộng, xuất khẩu tăng đột biến hơn 400% trong tháng 3
- 15-04-2023Loại lá cây mọc dại ít người để ý lại bán đắt như tôm tươi ở nước ngoài, thu về 46 tỷ trong năm 2022, xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm tăng 1.150%
- 13-04-2023Là quốc gia sản xuất số 1 thế giới, Trung Quốc lại đang chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, xuất khẩu tăng 4 lần chỉ trong 2 tháng đầu năm
- 13-04-2023Xuất khẩu "trái cây vua" sang Trung Quốc tăng nóng gần 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm, người Thái lo sợ mất ngôi "quán quân" vào tay Việt Nam
Tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu trong kỷ nguyên xe điện của Indonesia đang gây không ít khó khăn cho phần còn lại của thế giới khi nước này cấm xuất khẩu các nguyên liệu quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan trong nước.
“Chúng tôi không đóng cửa. Thay vào đó, chúng tôi rất cởi mở với đầu tư và hợp tác xây dựng ngành công nghiệp hạ nguồn ở Indonesia”, Tổng thống Joko Widodo cho biết tại hội chợ thương mại Hannover Messe ở Đức hôm 23/4.
Bình luận này được đưa ra trong bối cảnh Indonesia thắt chặt kiểm soát tài nguyên thiên nhiên như một phần trong nỗ lực trở thành trung tâm sản xuất xe điện (EV) trong khu vực. Niken, một thành phần quan trọng trong pin EV, là trung tâm của kế hoạch này.
Năm 2020, Indonesia đã cấm xuất khẩu quặng niken chưa qua chế biến nhằm thúc đẩy các công ty nước ngoài thành lập cơ sở xử lý nguyên liệu tại quốc gia này.
Indonesia, nơi có trữ lượng niken lớn nhất thế giới, đã chứng kiến xuất khẩu tăng 27 lần trong giai đoạn 2014-2022 lên 31,2 tỷ USD. Lợi nhuận thu được tự việc xuất khẩu quặng thô là không cao và quốc gia này muốn tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng từ luyện kim, sản xuất pin đến sản xuất ô tô để đảm bảo lợi nhuận cao hơn.
Chính quyền Tổng thống Widodo cũng đang thực hiện các động thái tương tự với những nguyên liệu khác. Nước này sẽ cấm xuất khẩu bauxite vào tháng 6 và có kế hoạch tương tự với đồng trong năm nay . Indonesia sẽ cấm xuất khẩu tổng thể 21 mặt hàng vào năm 2040, phần nhiều trong số đó là khoáng sản và nông sản.
Việc phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn có liên quan ở Indonesia dự kiến cần khoản đầu tư 545,3 tỷ USD. Mục tiêu là thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài hơn để giúp đưa các ngành công nghiệp liên quan của Indonesia lên một tầm cao mới – một bước mà ông Widodo coi là rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế.
Các quốc gia thường gặp khó trong việc tăng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người khi đạt mức thu nhập trung bình. Ông Widodo muốn Indonesia tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình này, thay vào đó là gia nhập hàng ngũ các quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Những nỗ lực nhằm định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu này được hỗ trợ bởi đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Các lệnh cấm xuất khẩu về cơ bản thúc đẩy Indonesia gia nhập các chuỗi cung ứng mới, mặc dù môi trường kinh doanh bị đánh giá là tụt hậu so với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, theo Nikkei.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này của Indonesia cũng gặp trở ngại. Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết có lợi cho EU vào tháng 11/2022 về lệnh cấm xuất khẩu niken của Indonesia. Brussels cho biết lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia đã gây ảnh hưởng đến khối. Indonesia sau đó đã kháng cáo.
Indonesia là 1 trong 10 nhà sản xuất hàng đầu thế giới với một vài trong số 21 mặt hàng nằm trong danh sách cấm xuất khẩu. Điều đó đồng nghĩa chính sách này có thể gây ra những hậu quả lớn với thương trường toàn cầu, đồng thời thúc đẩy các tranh chấp thương mại.
Một số nhà phân tích nhìn thấy sự tương đồng giữa các kế hoạch của Indonesia và chính sách của một số cường quốc hiện nay.
“Một số cường quốc đang lạm dụng các quy tắc hiện hành để củng cố an ninh kinh tế của họ. Việc các nước tập trung vào lợi ích của mình, đảm bảo nguồn lực cho sản xuất đã trở thành chuẩn mực quốc tế mới”, Nobuhiro Aizawa – Phó giáo sư chuyên về Đông Nam Á tại Đại học Kyushu ở Fukuoka, Nhật Bản nói.
Năm 2018, WTO phán quyết Hoa Kỳ vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế khi áp thuế bổ sung đối với thép và nhôm vì lý do an ninh. Hiện Mỹ vẫn chưa giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Đầu tư Indonesia Bahlil Lahadalia cho biết hồi tháng 2 rằng Mỹ và Trung Quốc cũng đang thực hiện các bước bảo vệ nền công nghiệp trong nước. Ông cam kết sẽ làm những gì “cần làm” để biến Indonesia thành một nền kinh tế tiên tiến.
Có những lo ngại cho rằng sự thất bại của các tổ chức quốc tế trong việc đẩy lùi chiến lược “dân tộc chủ nghĩa” này có thể khiến các quốc gia giàu tài nguyên khác học theo.
Nguồn: Nikkei
Nhịp sống thị trường