Một mặt hàng xuất khẩu sang Thái Lan bất ngờ tăng nóng 255% trong quý 1, Việt Nam sản xuất gấp 62 lần so với xứ chùa Vàng
Xuất khẩu mặt hàng này sang Thái Lan chứng kiến tăng trưởng mạnh nhất trong quý với mức tăng 255%.
- 22-04-2023Giật mình với giá xoài cát Hòa Lộc bán tại các siêu thị TP HCM
- 22-04-2023Loạt ô tô ngang tầm giá VinFast VF 5, đâu là 'xe quốc dân' tại Việt Nam?
- 22-04-2023Geely tung phiên bản "vịt vàng" cho xe điện Panda Mini EV, giá không tới 200 triệu đồng, cạnh tranh trực tiếp với Wuling Hongguang Mini sắp bán tại Việt Nam
Trong quý đầu tiên của năm 2023, Thái Lan là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng dương của Việt Nam. Cụ thể, trong quý 1/2023, Việt Nam xuất khẩu 1,86 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Thái Lan, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Có 5 mặt hàng xuất khẩu sang Thái Lan đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên với tổng trị giá 1,07 tỷ USD, tương ứng chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý.
Đáng chú ý, trong số các mặt hàng tăng trưởng dương sang Thái Lan, cà phê là mặt hàng chứng kiến mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, xuất khẩu cà phê sang Thái Lan trong quý 1 đạt 15,85 triệu USD, tăng 255% so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2022, xuất khẩu cà phê sang xứ sở chùa Vàng đạt 76,6 triệu USD, tăng 16,23% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đại diện Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan, trong 5 năm qua, Thái Lan sản xuất trung bình hàng năm 26.000 tấn cà phê hạt, với nhu cầu tăng từ 70.000 tấn lên 90.000 tấn trong 5 năm qua. Trong vòng 5 năm qua, sản xuất cà phê tại Thái Lan liên tục suy giảm. Chất lượng cà phê cũng không đồng đều, 70% nông dân tập trung tại miền nam Thái Lan và việc lựa chọn giống không kĩ lưỡng khiến năng suất suy giảm. Hơn nữa, thời tiết biến động thất thường cũng có tác động tiêu cực đến việc sản xuất của nông dân. Do vậy quốc gia này phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu về cà phê.
Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2021/2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê Robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020/2021. Như vậy sản lượng cà phê của Việt Nam gấp đến hơn 62 lần so với sản lượng của Thái Lan, trở thành nhà cung cấp cà phê lớn cho người dân xứ chùa Vàng.
Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê, chỉ xếp sau Brazil. Việt Nam đứng đầu về năng suất trồng cà phê khi đạt 2,4 tấn/ha. Trong đó, nguồn cà phê Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng, với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mục tiêu từ nay đến năm 2025 cả nước sẽ trồng tái canh 75.000 ha, ghép cải tạo 32.000 ha cà phê, trong đó cà phê Arabica chiếm khoảng 20% tổng diện tích.
Trong năm 2023, triển vọng từ ngành cà phê là rất lớn. Cà phê là mặt hàng được giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau dầu mỏ, với khoảng một nghìn tỷ ly được uống mỗi năm. Về triển vọng của xuất khẩu cà phê Việt Nam 2023, báo cáo tháng 3 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2 chỉ đạt 8,9 triệu bao, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, ICO ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 đạt 171,3 triệu bao. Trong khi đó mức tiêu thụ đạt 178,5 triệu bao, với dự báo này thị trường cà phê thế giới có thể thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ hiện tại. Do vậy giá cà phê xuất khẩu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, các quốc gia cũng tăng mạnh nhập khẩu cà phê từ Việt Nam như Nga, Indonesia và Algeria đều là những quốc gia ghi nhận nhập khẩu tăng trưởng 3 chữ số.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư