Học sinh gần như phải học trực tuyến liên tục do Covid-19: Nền tảng Marathon vừa được rót 1,5 triệu USD vòng Pre-seed
Thống kê cho thấy, Việt Nam đã có 6 công ty edtech nhận được 22 triệu USD đầu tư trong năm nay. Đơn cử, vào tháng 7/2021, tập đoàn Educa đã huy động được 2 triệu USD vòng gọi vốn Series A từ quỹ ReDefine Capital, hay Edmicro cũng huy động được vốn từ công ty đầu tư mạo hiểm Beenext...
Công ty khởi nghiệp về giáo dục - Marathon – vừ thông báo đã huy động được 1,5 triệu USD tiền vốn pre-seed do Forge Ventures (quỹ mới do Alto Partners ra mắt), với sự tham gia của các nhà đầu tư bao gồm Venturra Discovery và iSeed SEA.
Được thành lập bởi 2 sáng lập là ông Phạm Đức và ông Trần Việt Tùng, Marathon là nền tảng kết nối các gia sư với học sinh sau giờ học chính trên trường. Hiện, Marathon tập trung vào các môn toán và khoa học từ lớp 6 đến lớp 12 trong Chương trình Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) Việt Nam phát triển, và cuối cùng sẽ bao gồm tất cả các môn học của Bộ.
Trước khi thành lập Marathon, ông Phạm Đức là giám đốc điều hành tại TPG Global, trong khi ông Trần Việt Tùng là doanh nhân được biết đến với 2 khởi nghiệp riêng gồm nền tảng du lịch Triip.me và Christina’s.
Nhận thấy khoảng 50 - 70% học sinh tham gia các lớp học sau giờ học, nhưng thị trường này đang rất manh mún, các founder đã mang nha thành lập Marathon. Khi mà, hiện đa số trung tâm học tập được mở tự phát bởi các cựu giáo viên trường công lập và thường chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Do đó, Marathon đã ra mắt lần đầu tiên tại Tp.HCM.
Về phía giáo viên, khi tham gia nền tảng Marathon, họ không chỉ không cần lo các công việc hành chính mà còn có thể tiếp cận nhiều sinh viên hơn, kể cả ở các thành phố khác. Đại diện Marathon cũng nhấn mạnh, những giáo viên chuyển từ trung tâm ngoại tuyến sang Marathon có thể tăng thu nhập lên gấp hai đến ba lần.
Trong đó, trước khi tham gia Marathon, các giáo viên phải trải qua một quá trình sàng lọc. Marathon cũng kết nối giáo viên với các trợ giảng để giảng dạy trực tuyến cho một nhóm học sinh vào khoảng 20 - 25 người.
Ông Phạm Đức cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát đã thay đổi thói quen học tập, từ đó việc học trực tuyến được bậc phụ huynh đón nhận và quan tâm nhiều hơn. Ghi nhận sau 1 năm gần như học tập tại nhà do giãn cách, Marathon nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt trong hành vi của các bậc cha mẹ: Họ dễ tiếp thu hơn với việc học trực tuyến, theo đó tỷ lệ tham gia hiện đã đạt mức 99%.
Điều này cũng cho thấy tiềm năng của việc học trực tuyến trong tương lai. Và Marthon cũng đang có chiến lược mở rộng, trong đó chú trọng về sự khác biệt về văn hóa giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Đại diện phía đối tác Forge Ventures cũng cho biết, hợp tác với Marathon là cơ hội để công ty tiếp cận gần hơn với nền giáo dục Việt Nam. Trong đó, nhu cầu học trực tuyến tăng cũng thu hút mạnh các nhà đầu tư thời gian qua.
Thống kê cho thấy, Việt Nam đã có 6 công ty edtech nhận được 22 triệu USD đầu tư trong năm nay. Đơn cử, vào tháng 7/2021, tập đoàn Educa đã huy động được 2 triệu USD vòng gọi vốn Series A từ quỹ ReDefine Capital, hay Edmicro cũng huy động được vốn từ công ty đầu tư mạo hiểm Beenext...
Thực tế, thị trường giáo dục trực tuyến cũng đã thu hút đầu tư mạnh rừ năm 2019 với tổng vốn tài trợ lên đến 32 triệu USD, con số sang năm 2020 là 8 triệu USD, dữ liệu từ Do Ventures cho hay.