"Học trường top để làm gì, ngồi làm văn phòng cả năm không bằng buôn một miếng đất”
Điều này làm tôi suy nghĩ nhiều, thấy thật không công bằng.
- 06-11-2021Từ công nhân nhà máy thép đến ông trùm dám thách thức cả Tesla, tỷ phú lừng danh này ở đỉnh vinh quang rồi nợ nần chồng chất, chưa có gì là chưa trải qua
- 06-11-2021Thứ này trong nhà bếp còn bẩn gấp bồn cầu 200 lần, chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua: Người Việt đang mắc phải 2 sai lầm khi dùng mà không biết!
- 01-11-20218 lưu ý khi mua nhà bạn cần phải nhớ: Nhà mới hay cũ đều áp dụng được, lựa chọn khôn ngoan sẽ giúp thu lợi về sau
Tôi là cựu sinh viên của trường kinh tế top đầu tại Hà Nội, ra trường được hơn 1 năm. Lứa sinh viên chúng tôi tốt nghiệp vào thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng tới nền kinh tế, tìm việc cũng trở nên khó khăn. Tôi may mắn hơn nhiều bạn cùng trang lứa, vì đã làm cộng tác viên cho một công ty marketing từ thời sinh viên nên khi ra trường được cân nhắc lên chính thức luôn.
Làm công việc yêu thích nên tôi chuyên tâm "cày cuốc" và nhanh chóng nâng mức thu nhập của mình lên hơn 10 triệu đồng, rồi 15 triệu đồng sau nửa năm. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lại mới ra trường, tôi khá hài lòng với mức thu nhập này.
Nghề của tôi lương cứng chẳng đáng bao nhiêu, tính theo sản lượng nên tôi cày ngày, cày đêm, nhiều khi nhận thêm cả job ngoài. Tháng chăm chỉ nhất, tôi kiếm được gần 20 triệu đồng. Tôi nghĩ tuổi trẻ là thời điểm tốt nhất để tập trung phát triển sự nghiệp, trước khi vướng bận chuyện gia đình.
Vì mới ra trường nên tôi chưa có nhiều khoản chi tiêu lớn, cũng không quá ham mê mua sắm nên sau khi trừ chi phí thuê nhà trọ, ăn uống,… tôi thường để lại được 40-50% thu nhập mỗi tháng. Khoản tiền này tôi gửi về cho bố mẹ một ít, còn lại tiết kiệm và đầu tư. Nói chung, sau 1 năm ra trường, tôi khá hài lòng với công việc và cuộc sống của mình: tự tìm được công việc tốt, dù tài sản chưa có nhiều nhưng cũng có thể tạm coi tài chính ổn định.
Tuy nhiên, hôm nọ về quê thăm gia đình, tôi nói chuyện với bác hàng xóm gần nhà. Bác có một cậu con trai hơn tôi 2 tuổi, học một trường cao đẳng ở Hà Nội nhưng còn chưa lấy được bằng tốt nghiệp. Thời gian trước, anh vào miền Nam mở quầy bán vịt nướng, rửa xe,... nhưng không đắt khách lắm nên mới trở về Bắc làm công nhân may.
Nói chuyện với tôi, bác hàng xóm kể bác và anh vừa lướt sóng được miếng đất thổ cư ở quê, mua giá 1 tỷ đồng, sau vài tháng tăng giá lên 1,5 tỷ, chốt lời ngay 500 triệu đồng mà chẳng tốn công sức.
"Đất ở quê giờ đắt lắm. Tao nói thật, tao chỉ đưa tiền cho thằng con đi buôn đất cùng, buôn được 1 mảnh thôi đã hơn đi làm văn phòng cả năm. Học trường top rồi cũng để làm gì đâu", bác hàng xóm nói.
Điều này làm tôi suy nghĩ nhiều, thấy thật không công bằng. Tôi và những người bạn của mình, dành nhiều công sức để học hành, rồi chăm chỉ lao động, có ý chí phấn đấu nhưng lại không bằng người ta bỏ học, ở quê dựa vào cha mẹ đi buôn đất.
Tôi tự an ủi bản thân: "Đường dài mới biết ngựa hay". Tôi tự hào vì đồng tiền mình làm ra dựa vào công sức của mình, không cần dựa dẫm vào ai. Vả lại, mỗi người có một giá trị sống riêng, tiền không phải thước đó duy nhất cho sự thành công.
Doanh nghiệp và Tiếp thị