MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hỡi Apple, hãy dũng cảm và thành thật!

27-04-2024 - 17:11 PM | Tài chính quốc tế

Bài viết chỉ ra một "mặt tối" của Apple đến từ cây viết Filipe Esposito của 9to5mac.

Quá tệ thứ Apple mới mở bán vài tháng

Cùng với sự ra mắt của iPhone 15 vào tháng 9/2023, Apple đã thông báo rằng họ sẽ không còn sử dụng da trong các sản phẩm của mình như một phần trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon vào năm 2030.

Đây có vẻ là một việc làm tốt cho môi trường, nhưng thay vì chỉ tập trung vào Silicon, Apple tung ra một thứ mới - chính xác là một loại vật liệu có tên là FineWoven (Vải Tinh Dệt) cho ốp lưng,ví iPhone và dây thay thế Apple Watch.

Apple cho biết FineWoven là một loại vải dệt thoi siêu bền.

Và  mặc dù loại vật liệu này thực sự mang lại cảm giác dễ chịu và cảm giác chạm nhẹ nhàng nhưng khi người dùng sử dụng những phụ kiện FineWoven, họ nhận ra rằng chất lượng không tốt như Apple quảng cáo.

Chúng rất dễ bị trầy xước và ố vĩnh viễn ảnh hưởng vĩnh viễn tới thẩm mỹ chỉ sau vài tuần – hoặc thậm chí vài ngày.

Hỡi Apple, hãy dũng cảm và thành thật!- Ảnh 1.

Óp lưng FineWoven cho iPhone bị trầy xước và ố ngay cả khi đang được trưng bày.

Tôi (Filipe Esposito) cũng đã thử sử dụng ốp lưng FineWoven cho chiếc iPhone 15 Pro Max của mình và sau 2 tuần cũng đã phải trả lại cho Apple. Và đó dường như là thực tế của đại đa số khách hàng đã mua những phụ kiện có vật liệu này.

Chúng tôi (9to5mac) đã thực hiện một cuộc thăm dò với độc giả của mình vào tháng 9/2023 và 70% đã bỏ phiếu rằng vật liệu FineWoven không đáp ứng các tiêu chuẩn của Apple.

Vài tháng sau, các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ không còn nhập thêm ốp lưng FineWoven nữa vì mọi người đều trả lại chúng. Amazon cũng phải thêm cảnh báo "mặt hàng thường xuyên bị trả lại" trên trang web của mình.

Tôi tin rằng Apple đã sai lầm khi tạo ra FineWoven.

Apple gặp khó khi thừa nhận mình sai?

Và đây là lúc phần "không thừa nhận mình sai" xuất hiện.

Trong quá khứ Apple đã từng có các "FineWoven" khác. Độc giả có nhớ rằng vào năm 2015, Apple đã giới thiệu Butterfly Keyboard (cải tiến với các switch dạng cánh bướm) giúp MacBook mỏng hơn nữa.

Hỡi Apple, hãy dũng cảm và thành thật!- Ảnh 2.

Cấu tạo của Butterfly Keyboard rất khác biệt.

Tuy nhiên, sau khi các mẫu MacBook có bàn phím này được đưa ra thị trường, nhiều khách hàng đã tỏ ra thất vọng vì nó gặp nhiều trục trặc, như phím bị kẹt thậm chí không hoạt động.

Cuối cùng vào năm 2018, Apple cũng đã phải công bố chương trình sửa chữa cho phép chủ sở hữu những chiếc MacBook bị ảnh hưởng được thay thế bàn phím miễn phí nếu cần.

Tức là phải mất gần 5 năm, Apple mới đưa bàn phím cổ điển hiện được gọi là Magic Keyboard trở lại MacBook tuy nhiên một loạt vụ kiện tập thể đã được đệ trình ở Mỹ.

Chưa nói tới các vấn đề pháp lý, chúng ta hãy tưởng tượng số lượng rác công nghệ phát sinh từ nhiều những chiếc MacBook có bàn phím này.

Và khi nói về MacBook, đừng quên rằng nhiều người dùng đã tỏ ra khó chịu khi Apple quyết định loại bỏ gần như mọi cổng tương tác với lời hứa rằng USB-C là tương lai. 

Mặc dù là một fan hâm mộ USB-C nhưng tôi ghét việc mất đi HDMI và MagSafe và dù Apple biết rằng người dùng bất mãn, nhưng họ đã phải mất nhiều năm mới đưa các cổng này trở lại.

Apple đã đưa ra nhận định sai trước khi tiến hành các thay đổi. Nhưng có vẻ như quá trình thừa nhận rằng người dùng chỉ đơn giản là không thích sự thay đổi vào thời điểm đó đối với họ khá khó khăn.

Hỡi Apple, hãy dũng cảm và thành thật!- Ảnh 3.

Tin được không, đây là một mẫu ốp lưng tiền triệu.


Hãy dũng cảm và thành thật!

Không có gì sai khi thừa nhận mình đã sai. Steve Jobs đã từng làm điều đó sau vụ bê bối ăng ten của iPhone 4 và chỉ 1 năm sau Apple đã thay đổi vị trí ăng ten trên iPhone 4s để sửa lỗi một lần và mãi mãi.

Vậy FineWoven thì sao?

Một rò rỉ gần đây cho thấy rằng Apple đã biết việc độ bền của sản phẩm kém và gần như đã chấm dứt hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên cũng theo nguồn tin này thì các phụ kiện FineWoven có thể sẽ xuất hiện trên các cửa hàng trong thêm 1 năm nữa.

Tại sao Apple không dám thành thật với khách hàng?


Theo Hoài Giang

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên