[Hỏi bác sĩ] Có 1 tỉ tế bào ung thư âm thầm "sinh sôi" trong 15-30 năm, ngăn chặn thế nào?
Tế bào ung thư tồn tại trong cơ thể từ khi con người được sinh ra, dựa vào điều kiện thực tế để tăng sinh hay bị tiêu diệt. Điều gì khiến ung thư phát triển, phòng ngừa ra sao?
- 12-10-2020Mùa nào thức ấy: Không có thời điểm nào tốt hơn mùa thu để bổ sung 10 loại rau quả giàu chất dinh dưỡng, củng cố sức khỏe tim mạch hiệu quả này
- 05-10-2020Cảm lạnh là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải hàng năm nhưng không có cách chữa: Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra dấu hiệu bệnh chuyển nặng, cần đến bệnh viện ngay
- 02-10-202030% nữ giới tuổi 30 mắc u tuyến giáp, tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi: Bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh việc quan trọng nhất để nhận biết chính xác nguy cơ ác tính
- 01-10-2020Bác sĩ chuyên khoa: Ung thư biểu mô tế bào gan có rất ít dấu hiệu nhận biết sớm, người thuộc nhóm này cần khám sàng lọc định kỳ để nhanh chóng phát hiện nguy hiểm cận kề
Ai cũng sợ ung thư , làm sao để hiểu về căn nguyên của bệnh ung thư?
Hầu hết chúng ta đều sợ bệnh ung thư với những mức độ khác nhau, bởi căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến và cướp đi sinh mạng của nhiều người do sự chậm trễ trong việc phát hiện để điều trị sớm cũng như sự quyết tâm trong việc phòng ngừa chưa cao.
Trong bối cảnh này, nếu chúng ta học được cách phòng ngừa đúng đắn và nỗ lực thực hiện nghiêm túc thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi rất nhiều.
Chuyên gia ung thư nổi tiếng Phàn Đại Minh (Fan Daiming), viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho rằng, con người chúng ta có thể đã có tế bào ung thư từ khi sinh ra, nhưng sự khác biệt trong việc mắc bệnh ung thư cuối cùng là liệu các tế bào ung thư trong cơ thể có nằm ngoài tầm kiểm soát hay không.
Thông qua bài viết này, ông sẽ trả lời cho bạn câu hỏi, làm thế nào để ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Ngày nay, do tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở Trung Quốc rất cao nên các chuyên gia của nước này đã rất nỗ lực để thay đổi tình trạng này.
Dựa theo số liệu thống kê, cứ 5 bệnh nhân ung thư trên thế giới thì có 1 bệnh nhân là người Trung Quốc; và ở Trung Quốc, cứ 5 ca tử vong thì có 1 ca là bệnh nhân ung thư. Chi phí điều trị các căn bệnh liên quan đến khối u cũng cao gấp 5 lần các bệnh thông thường!
Các khối u xuất hiện chính là kết quả của việc cơ thể chúng ta mất kiểm soát với các tế bào ung thư!
Giáo sư Minh không chỉ là Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, mà còn là Chủ tịch Bệnh viện Bệnh tiêu hóa Tây Kinh (TQ).
Giáo sư Minh cho rằng, mỗi chúng ta đều có tế bào ung thư trên cơ thể từ khi sinh ra. Mọi người đều biết rằng không giống như các tế bào bình thường, mô hình phát triển của tế bào ung thư là không thể kiểm soát, một khi mất kiểm soát, nó sẽ mở rộng nhanh chóng và nhân lên vô thời hạn cho đến khi một khối u phát triển và trở thành "ung thư" trong cơ thể chúng ta.
Người già dễ mắc ung thư hơn người trẻ là do cơ thể người già cần kích hoạt cơ chế tăng sinh của các cơ quan khác nhau để cùng nhau chống lại sự lão hóa và từ đó cũng tạo cơ hội cho tế bào ung thư trong cơ thể hoạt động. Nhưng khi cơ thể không thể ngăn chặn các tế bào trở thành ung thư, chúng sẽ bị ung thư.
Tế bào ung thư bắt đầu tiêu thụ chất dinh dưỡng của cơ thể một cách không kiểm soát và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Tất nhiên, không chỉ sự gia tăng tuổi tác mới khiến các tế bào ung thư không thể kiểm soát được. Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói quen mà bạn không quan tâm cũng có thể đang âm thầm làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư!
Những yếu tố chính đẩy nhanh quá trình tăng sinh tế bào ung thư
Theo các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian mà 1 tế bào ung thư gốc có thể tăng trưởng thành khoảng 1 tỷ tế bào với kích thước khối u bằng 1 cm sẽ mất khoảng 15 đến 30 năm.
Trong khoảng thời gian dài này, nhiều bệnh nhân có thể nhận ra sự xâm lấn âm thầm của ung thư và kịp thời kiểm soát tình hình.
Tuy nhiên, nhiều người không quan tâm hoặc có những thói quen xấu thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy, những yếu tố nào có thể đẩy nhanh sự phát triển và sinh sản của tế bào ung thư?
1. Áp lực quá mức
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Monash ở Úc cho thấy, căng thẳng có thể làm tăng khả năng lây lan của ung thư lên 6 lần. Căng thẳng không chỉ khiến tế bào ung thư lây lan nhanh hơn mà còn cản trở tiến trình điều trị ung thư diễn ra suôn sẻ.
2. Tâm trạng bi quan
Một số bệnh nhân ung thư hoặc tiềm ẩn ung thư thường có tâm lý lo sợ, bi quan, chán nản, thiếu nghị lực khiến tinh thần sa sút, chức năng nội tạng hoạt động sa sút, sức đề kháng đối với bệnh tật bị suy giảm. Không chỉ chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng, bệnh diễn tiến nhanh chóng, thời gian sống cũng bị rút ngắn đáng kể.
3. Chức năng miễn dịch suy giảm
Các chuyên gia cũng nhận thấy rằng, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta rằng hầu hết tất cả các bệnh nhân ung thư đều có khả năng miễn dịch suy yếu. Đặc biệt trong quá trình hóa trị, thuốc hóa trị liệu gây ra những tổn thương nhất định cho các tế bào bình thường, dẫn đến suy giảm nhanh chóng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nhiều bệnh nhân có khả năng miễn dịch thấp thường phải điều trị bảo tồn do không thể thích ứng với hóa trị liệu cường độ cao.
4. Tăng "cholesterol xấu"
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí American Journal of Cell Reports cho thấy cholesterol có thể điều chỉnh cơ chế kiểm soát chuyển động của tế bào trong cơ thể con người. Nói cách khác, tăng cholesterol máu góp phần vào sự lây lan của các tế bào ung thư.
Mặc dù với sự phát triển của khoa học công nghệ, y học hiện đại đã có những bước tiến và phát triển vượt bậc trong điều trị ung thư, xạ trị, hóa trị và phẫu thuật đều là những cách điều trị ung thư hiệu quả. Nhưng tế bào ung thư quá ranh mãnh và ngoan cố, thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân đã qua đời nhưng tế bào ung thư được loại bỏ khỏi cơ thể vẫn sống sót.
Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị ung thư của chúng ta là đảo ngược tình thế trước khi các tế bào ung thư vượt khỏi tầm kiểm soát.
Làm thế nào để ngăn chặn các tế bào ung thư vượt khỏi tầm kiểm soát?
Ngày nay vẫn là thời đại ai nghe đến ung thư cũng thay đổi sắc mặt, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, hàng năm có nhiều bệnh nhân tử vong vì các bệnh ung thư khác nhau. Tại sao một số người bị ung thư trong khi những người khác có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh? Về vấn đề phòng chống ung thư, Viện sĩ Minh đã đưa ra một số ý kiến trả lời cho câu hỏi của bạn ngay sau đây.
1, Hãy thay đổi lối sống
Bệnh ung thư không thể tách rời khỏi thói quen hàng ngày của mỗi người. Không hút thuốc, ít uống rượu, ăn uống hợp lý, tránh xa môi trường không sạch sẽ hoặc ô nhiễm sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ ung thư có thể xảy ra.
2, Luôn luôn duy trì trạng thái tinh thần khỏe mạnh
Nhiều bệnh nhân ban đầu không bị bệnh nặng, phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm, thậm chí không phải ung thư, nhưng sau khi bị nỗi sợ hãi chi phối, quá trình phát bệnh đã được đẩy đến nhanh hơn. Vì vậy, đối mặt với việc bị bệnh tật và các vấn đề trong cuộc sống, duy trì một trạng thái tinh thần bình thường là rất quan trọng.
3, Không thức đêm
Cuộc sống hàng ngày phải đảm bảo duy trì được sự điều độ, làm việc gì cũng có quy luật hợp lý, bởi dù thuốc có tốt đến đâu cũng vô dụng trước những thói quen xấu của bạn.
Thức khuya chính là một thói quen có hại, vì sẽ khiến tinh thần người bệnh uể oải, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho tế bào ung thư di căn.
4, Khi có các triệu chứng ban đầu thì cần được điều trị kịp thời
Đối với bệnh ở giai đoạn đầu, cần điều trị tích cực. Ví dụ như viêm thực quản, viêm dạ dày mãn tính và viêm loét đại tràng, điều trị sớm có thể ngăn chặn nó phát triển thành ung thư.
Tựu chung lại, giáo sư Minh khẳng định, một cách tốt nhất để chống lại ung thư hiện nay chính là bạn phải làm mọi thứ để đạt được mục tiêu "phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị sớm". Làm được như vậy thì con đường vượt qua bệnh ung thư, thời đại ung thư vô phương cứu chữa sớm muộn gì cũng giảm nhẹ.
*Theo Health/39, Cancer
Pháp luật và bạn đọc