[Hỏi Bác sĩ] Khô miệng, háo nước, khát nước có phải là bệnh tiểu đường hay bệnh gì khác?
Nhiều người rơi vào cảm giác bị khô miệng, khát nước, lo lắng không biết có phải tiểu đường hay không. Thực tế, khô miệng còn là dấu hiệu của 5 căn bệnh sau đây.
- 16-10-2020Cố gắng khiến ông chủ tờ Forbes cười tại một bữa tiệc, tôi thấm thía bài học đắt giá: Gặp gỡ người giàu không thể khiến bạn đổi đời, điều quan trọng nhất là khiến bản thân trở nên hữu dụng
- 16-10-2020Vụ bé 5 tuổi tử vong vì học theo trò treo cổ: Phim hoạt hình bé thích xem đầy câu thoại phản cảm, chuyên gia ĐH Harvard cũng khuyên tránh xa
- 16-10-2020Loại ngũ cốc nào nhỏ như hạt kê, được ví như “hạt giống của vũ trụ”, vượt xa quinoa và kiều mạch?
Khô miệng, háo nước là bệnh gì?
Có rất nhiều người hễ cảm thấy bản thân có cảm giác khô miệng, háo nước, khát nước là lo lắng không biết mình có phải bị tiểu đường hay không. Băn khoăn này xảy ra phổ biến trong thực tế xuất phát từ việc khô miệng cũng chính là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường/đái tháo đường.
Bài viết này được tư vấn nội dung bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tuyến giáp, BV Nội tiết Trung ương.
Nhiều người hoang mang đặt câu hỏi, vậy triệu chứng háo nước, khô miệng có chắc là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường hay không? Có nên đi khám không? Nếu không phải là bệnh tiểu đường thì sẽ là bệnh gì?
Trả lời cho câu hỏi này, Bác sĩ Triệu Gia Thắng (Zhao Jiasheng) Trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đồng Tế Thượng Hải, TQ đã chia sẻ thông tin chi tiết như sau:
Chúng ta thường xuyên nhìn thấy nhiều bệnh nhân điều trị bệnh "khô miệng" tại phòng khám ngoại trú. Trên thực tế, triệu chứng khô miệng không đặc hiệu, nhiều yếu tố sinh lý và bệnh lý có thể gây giảm tiết nước bọt và gây ra khô miệng, háo nước, khát nước.
Bệnh nhân bị tiểu đường dẫn đến khô miệng chủ yếu do bài niệu thẩm thấu do đường huyết tăng cao, thể tích máu giảm và áp suất thẩm thấu huyết tương tăng kích thích trung tâm hạ đồi gây khát và tăng cảm giác khát phải uống nước.
Bệnh tiểu đường loại 1 là do thiếu insulin tuyệt đối, lượng đường trong máu cao, đa niệu, khô miệng nên khát nước và uống nhiều nước, ăn nhiều, giảm cân là các triệu chứng "ba tăng một giảm" khác là rõ ràng.
Hầu hết bệnh tiểu đường loại 2 không có triệu chứng điển hình "ba tăng một giảm" như vậy nên bệnh tiểu đường không nhất thiết phải bị khô miệng, và khô miệng không nhất thiết là bệnh tiểu đường.
Khô miệng cũng có thể là dấu hiệu của ít nhất 5 căn bệnh sau đây:
1, Đái tháo nhạt.
2, Tăng calci huyết.
3, Hạ kali máu.
4, Hội chứng khô khát tổng hợp.
5, Khô miệng do đang sử dụng thuốc.
Do vậy, một khi bạn có cảm giác có dấu hiệu khô miệng, hãy xem xét những nguyên nhân cơ bản nêu trên, nếu không loại trừ được nguyên nhân mà thời gian khô miệng kéo dài thì bạn nên đi khám.
*Theo Health/People
Pháp luật và Bạn đọc