MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hội chứng "cháy sạch": Làm việc để sống hay cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi đến chết? Câu trả lời nằm ở chính bạn!

25-07-2019 - 16:33 PM | Sống

Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã đưa ra thông báo, hội chứng "cháy sạch" – hiện tượng kiệt sức sau một quá trình lao động không được nghỉ ngơi đủ, đang trở thành mối lo ngại đáng báo động chốn công sở.

Hội chứng "cháy sạch" hay hiện tượng kiệt sức là hậu quả tất yếu sau quá trình làm việc liên tục, thiếu nghỉ ngơi của người lao động để đáp ứng hiệu suất làm việc. Mặc dù vậy, chính bản thân họ lại dễ dàng ngó lơ những dấu hiệu cảnh báo hay ì ạch trong việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề của chính mình.

Những cảm giác hay dấu hiệu thường gặp ở những người đã mắc phải hội chứng này:

- Kiệt sức, trống rỗng. 

- Thất vọng, phản ứng chậm, lo lắng và quá tải. 

- Mất tập trung, phân tâm và chán nản. 

- Thờ ơ, vô cảm và trở nên không có mục đích, mục tiêu phấn đấu.

Vào thời điểm những dấu hiệu trên trở nên rõ ràng, người lao động và người sử dụng lao động đã phải trả bằng một cái giá rất đắt. Thứ giảm xuống rõ rệt nhất, tuột dốc không phanh trong hội chứng "đốt cháy" chính là năng lượng làm việc. Hơn thế, để trở lại với năng suất làm việc cao sau hội chứng kiệt sức này là một chặng đường rất dài, khó nhìn thấy điểm cuối.

Thường thì thời điểm người sử dụng lao động can thiệp là khi những dấu hiệu của sự cạn kiệt năng lượng đã trở nên quá rõ ràng. Song- thà muộn còn hơn không, hành động ngay trước khi nguồn năng lượng đó trở thành tiêu cực rõ rệt và thậm chí, bốc hơi hoàn toàn.

Trong Dự án Năng lượng (The Energy Project) đã có nhắc đến thuật ngữ "Chế độ Sinh tồn" (Survival Mode). Đây là giai đoạn con người rơi vào tình trạng phản ứng khi bắt đầu cảm thấy quá tải, bị đe dọa hay đánh mất giá trị bản thân.

Hội chứng cháy sạch: Làm việc để sống hay cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi đến chết? Câu trả lời nằm ở chính bạn! - Ảnh 1.

Trong Chế độ Sinh tồn này, vỏ não trước trán dần dần khép lại và các hạch nguyên thủy sẽ tiếp quản. Cảm xúc thường ngày sẽ bị chi phối và thay thế bằng sự thất vọng, thiếu kiên nhẫn, cáu kỉnh, tức giận, lo lắng, tăng cao phòng vệ và sinh ra cảm giác đổ lỗi. Các dấu hiệu bên trong bao gồm khả năng tự hấp thụ, tự phê bình, bốc đồng, khó ngủ và thư giãn, khó suy nghĩ được rõ ràng, thiếu hụt sự sáng tạo và cảm thấy mình biến thành một nạn nhân.

Khi những cảm xúc sinh tồn này trở nên phổ biến hơn với các cá nhân trong một tập thể hoặc công ty, hiệu suất làm việc dần dần bị ảnh hưởng. Khả năng đổi mới và sự linh hoạt trong công việc cũng gặp trường hợp tương tự như vậy, luôn bị gián đoạn và biến đổi liên tục.

Hội chứng "cháy sạch" là hậu quả tất yếu của việc để đầu óc trong Chế độ Sinh tồn quá lâu. Có nghĩa là khi hệ thống đóng lại theo đúng nghĩa đen xét về cả mặt thể chất, cảm xúc, tinh thần thậm chí là tâm hồn và vào thời điểm nước rút, cần tập trung nhiều năng lượng nhất thì những người mắc lại không hoặc có rất ít để đáp ứng lại. 

Hội chứng cháy sạch: Làm việc để sống hay cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi đến chết? Câu trả lời nằm ở chính bạn! - Ảnh 2.

Nhu cầu thực hiện càng lớn thì nhu cầu thay đổi cũng tăng theo tỷ lệ thuận

Ví dụ, một điều hiển nhiên là nếu bạn cứ rút tiền ra khỏi tài khoản ngân hàng của mình mà không nạp thêm vào thì đến cuối cùng bạn chẳng còn xu nào cả. Hay cũng tương tự với các tay đua Công thức 1 phải liên tục dừng xe lại ở các điểm dừng để tiếp nhiên liệu và thay lốp.

Vậy nhu cầu thực hiện càng lớn thì nhu cầu thay đổi cũng càng lớn theo – mặc dù chúng ta luôn có xu hướng đi ngược lại.

Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này lại vừa đơn giản đáng bất ngờ nhưng lại khó nắm bắt.

Các tổ chức và các cá nhân nên đặt sự chú ý một cách thận trọng và có hệ thống hơn vào việc nghỉ phép và hồi phục. Vấn đề ở đây là những hành vi này lại chỉ thu được rất ít sự tôn trọng trong hầu hết các doanh nghiệp.

"Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn" đã trở thành câu thần chú của thị trường. Tất nhiên nghỉ ngơi và phục hồi lại bị coi là cái cớ cho những kẻ lười biếng. Những nhu cầu về giờ tan làm, thậm chí cho một giấc ngủ đủ lại thường xuyên bị cho là dấu hiệu của yếu kém. Thay vào đó, sự thúc đẩy cần san sẻ của người lao động lại tăng gấp đôi so với những gì nhận được trong khi đó các công ty, doanh nghiệp lại cần sự lao động đó và muốn giảm thời gian nghỉ đi.  

Nhưng để nắm bắt được rõ vấn đề nghiêm trọng này để đưa ra giải pháp hợp lý vẫn là một quá trình đầy mâu thuẫn.

Trong Dự án Năng lượng, họ đã tiến hành nghiên cứu với những người tham gia một hội thảo. Những người này sẽ có một ngày để trình bày công việc. Để hoàn thành tất cả các mục tiêu cũng nhau, những người tham gia đã gặp mặt một vài giờ trước khi hội thảo bắt đầu, sau đó lại tiếp tục trao đổi vào buổi tối. Sự kiệt sức của họ có thể thấy được rõ ràng, nhưng lại chẳng có ai có đủ thoải mái để nhắc đến chuyện này.  

Tại một công ty thứ hai, nhiệm vụ của người thực hiện dự án là giải quyết một cuộc xung đột nội bộ lâu dài với một đội ngũ lãnh đạo cấp cao bằng cách mở rộng ống kính và qua đó có thể nhìn thấy sự bất đồng. Rất nhanh chóng, các thành viên trong đội đã chìm sâu vào Chế độ Sinh tồn đến mức họ cần phải giải quyết những cảm xúc tồn đọng đang cản trở để có thể tập trung vào vấn đề trước mắt.  

Khi nói đến việc thay đổi thì rào cản vô hình gây phiền toái nhất là sức mạnh tư duy. Hầu hết chúng ta đều không thích thách thức những gì chúng ta đã tin để dẫn đến thành công, ngay cả khi những hành vi này bắt đầu có sự rối loạn.

Hiện tượng "cháy sạch" sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn về lâu về dài khi mà các tổ chức vẫn giữ tư duy "nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn là tốt hơn". Điều này phải bắt đầu từ các nhà lãnh đạo cấp cao, những người có bản lĩnh để trở thành "Trưởng bộ phận Năng lượng" và đóng vai trò là một ví dụ điển hình, ủng hộ mối quan hệ cân bằng hơn giữ chi tiêu và tái tạo năng lượng làm việc. 

Và phần thưởng tất nhiên, không chỉ khiến sức khỏe tốt hơn mà còn khiến hiệu suất cao hơn và bền vững hơn. 

Minh Hà

Forbes

Trở lên trên