Hội đồng quản trị của Tesla thất bại thảm hại
Hình phạt với Elon Musk và Tesla cho thấy Hội đồng quản trị của công ty đã thất bại thảm hại trong việc đảm bảo mọi thứ đi đúng quỹ đạo của nó.
- 01-10-2018Elon Musk đã đạt được thỏa thuận dàn xếp với SEC nhưng đám mây đen bao phủ Tesla còn lâu mới tan biến!
- 01-10-2018Những bí mật chưa kể tại Tesla dưới sự lãnh đạo của "Giáo phái Elon Musk": quá nhiều điều khác thường
- 01-10-2018Mất chức chủ tịch, bị phạt 20 triệu USD, đây là những gì Elon Musk "tâm sự" với nhân viên Tesla
- 30-09-2018Elon Musk từ bỏ vị trí chủ tịch Tesla, nộp phạt 20 triệu USD
- 28-09-2018Ủy ban Chứng khoán Mỹ muốn cấm Elon Musk đảm nhiệm vai trò CEO Tesla
Tuần trước, khi Tesla và Elon Musk phải đối mặt với các cáo buộc vi phạm thì một điều hoàn toàn có thể thấy đó là các giám đốc của Tesla đã thất bại trong việc được cho là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả hội đồng quản trị của các công ty, đó là giám sát các nhân sự đứng đầu công ty. Đáng lẽ ra họ phải đảm bảo rằng vị trí chủ tịch của Elon Musk vẫn được giữ nguyên. Thế nhưng, theo thoả thuận của công ty và Musk với SEC, Musk sẽ phải rời chiếc ghế chủ tịch hội đồng quản trị.
Thực tế là, hội đồng quản trị của Tesla thậm chí còn tệ hơn thế. Không những Tesla phải có một vị chủ tịch mới, mà họ còn cần thêm hai giám đốc độc lập mới. Hơn nữa, SEC còn thấy rằng, việc theo dõi sát sao các động thái của CEO của Tesla là thực sự cần thiết, một việc mà đáng lẽ ra họ đã phải làm từ trước đây.
SEC: Tesla không đưa ra những quy định về các bài đăng trên Twitter của Musk
Các khiếu nại của SEC đều liên quan đến những dòng chia sẻ trên Twitter của Musk về việc tư nhân hoá Tesla, họ cho biết những thông tin Musk đăng tải đều là không đúng và gây hiểu lầm.
Tuy vậy, trong đơn khiếu nại, SEC cũng chỉ rõ, chính hội đồng quản trị của Tesla cũng có lỗi trong việc này. Trong một hồ sơ pháp lý vào năm 2013, công ty đã thông báo cho cơ quan và các nhà đầu tư rằng họ dự định sẽ sử dụng tài khoản Twitter của Musk để tương tác với các nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa là bất cứ nội dung nào mà Musk và công ty đăng tải bằng tài khoản đó đều liên quan đến thông tin của công ty và phải đáp ứng các yêu cầu của SEC.
Mặc dù vậy, lại không có thành viên nào trong ban quản trị hay công ty kiểm tra những gì Musk định chia sẻ, trước khi đăng tải. Tệ hơn nữa, công ty cũng không có quy trình hay quy tắc nào để đảm bảo rằng các nội dung theo quy định của SEC.
Theo thoả thuận, Tesla và Musk từ chối thừa nhận hoặc phủ nhận cáo buộc của cơ quan này. Tuy nhiên, khoản phạt 20 triệu USD chính là một chi tiết ngầm rằng hội đồng quản trị của Tesla thừa nhận đã không làm tròn nhiệm vụ của mình.
Rõ ràng rằng, thay vì giám sát các động thái của CEO thì hội đồng quản trị của Tesla lại cho rằng công việc của họ là làm theo và trao quyền cho Musk. Nhưng SEC lại nói thêm về sự bất cẩn của hội đồng quản trị trong việc đưa ra những thông báo chi tiết về việc tư nhân hoá Tesla trong những sự kiện sau đó. Thế nhưng, các giám đốc của Tesla đều vắng mặt trong các chuỗi sự kiện đó. Hơn nữa, trong sự kiện có liên quan trực tiếp đến quyết định đệ đơn tố cáo của SEC do CNBC tổ chức, họ cũng không có mặt.
Nói một cách khác, Tesla đang phải đối mặt với mối đe doạ mà chính các giám đốc của công ty gây ra, nhưng có vẻ như họ lại không có động thái nào để giải quyết. Thay vào đó, dường như họ lại thấy hài lòng với điều đó.
Chính những dòng tweet về kế hoạch tư nhân hoá đã khiến Elon Musk gặp rắc rối
Hôm 7/8 vừa rồi, những chia sẻ của Musk về kế hoạch tư nhân hoá với 420 USD/cổ phiếu, "đã tìm được nguồn vốn" và rào cản duy nhất chính là một lá phiếu thuận của cổ đồng đã khiến Musk gặp hàng loạt những rắc rối. Theo SEC, Musk hoàn toàn nhận thức được khi nào nên đưa ra những quyết định như thế và nó dễ gây hiểu lầm đến thế nào. Hơn nữa, Musk còn nói về việc Tesla sẽ có thoả thuận với Quỹ đầu tư Ả rập, nhưng lại không đưa ra mức vốn là bao nhiêu cũng khong có thoả thuận chính thức được kí kết.
Vào thời điểm những dòng tweet này được công bố, hội đồng quản trị Tesla cũng không nhận được đề xuất chính thức nào, ít nhất là bỏ phiếu để phê duyệt. Và Musk cũng không thảo luận với các nhà đầu tư về thươgn vụ đó, theo SEC.
Hội đồng quản trị của Tesla vắng mặt trong tiến trình điều tra của SEC
Các cáo buộc của SEC chủ yếu tập trung vào những động thái của Musk, nhưng họ đưa ra một số chi tiết về những gì xảy ra trong nội bộ công ty sau khi dòng tweet được chia sẻ. Khoảng 35 phút sau khi Musk công bố về việc "đã tìm được nguồn vốn", Deepak Ahuja - Giám đốc tài chính của Tesla, đã gửi cho Musk một tin nhắn, hỏi rằng liệu Musk có nên gửi thông báo đến các nhà đầu tư và các nhân viên Tesla để giải thích về việc này hay không. Cuối ngày hôm đó, Musk đã gửi email.
Trong khi đó, chỉ vài phút sau khi dòng tweet được chia sẻ, người đứng đầu bộ phận IR (Quan hệ nhà đầu tư) đã yêu cầu Musk về việc xác minh nội dung đó. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ nói gì với Musk hay về việc nên phản hồi như thế nào về sự việc này.
Điều này là quá kì lạ, bởi nếu các khiếu nại của SEC là chính xác, họ hoàn toàn có thể nghi ngờ rằng có ít nhất một trong các dòng tweet đó là sai lệch. Ví dụ như họ biết rằng cần phải làm nhiều việc hơn để đi đến quyết định tư nhân hoá hơn là chỉ dựa vào phiếu bầu của các cổ đông.
Có nhiều ý kiến cho rằng hội đồng quản trị đáng lẽ ra nên đưa ra lời giải thích ngay lập tức, ngay khi ý tưởng tư nhân hoá được công bố. Tuy nhiên, lại không hề có những dấu hiệu nào cho thấy rằng hội đồng quản trị phê bình Musk hay buộc Musk phải sửa dòng tweet đó.
Hội đồng quản trị Tesla hoàn toàn biết rằng Musk đang gặp rắc rối nghiêm trọng
Phải đến ngày 13 tháng 8, Musk mới thừa nhẩn rằng không hề có đề xuất chính thức nào về việc tư nhân hoá và không trình bày bất cứ điều gì với hội đồng quản trị. Vào ngày 24 tháng 8, Musk lần đầu thừa nhận về những trở ngại trong việc duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư sau dòng tweet đó. Ngay ngày hôm sau, SEC đã mở một cuộc điều tra. Vì thế, các thành viên hội đồng quản trịddeefu biết được rằng Musk và Tesla sẽ phải đối mặt với những cáo buộc pháp lý nghiêm trọng.
Nhiều người hy vọng rằng các giám đốc của Tesla sẽ làm mọi việc để giảm căng thẳng và giúp Musk giải quyết vụ việc một cách thuận lợi nhất, càng sáng càng tốt. Đặc biệt là trong trường hợp các điều khoản đó sẽ cho phép Musk giữ lại chức chủ tịch và CEO. Đó là bởi, các giám đốc nói rằng việc giữ Musk ở lại công ty là điều tối quan trọng với họ. Trước đó, họ cũng nói rằng Musk là một thành viên cực kỳ quan trọng đối với công ty.
Khi Musk từ chối lời đề nghị dàn xếp ban đầu của SEC, Musk có thể đã bị loại ra khỏi bất kì vị trí lãnh đạo nào của công ty. Tuy vậy, không có dấu hiệu nào trong các bản báo cáo về cuộc dàn xếp của Musk với SEC rằng hội đồng quản trị đã đóng vai trò tích cực trong việc tư vấn cho vị CEO này trong suốt khoảng thời gian đó.
Sự dàn xếp là mất mát lớn cho Tesla
Cuối cùng, Musk đã đồng ý rời khỏi chiếc ghế chủ tịch cùng mức tiền phạt 20 triệu USD và sự liên hệ của Musk với các nhà đầu tư đều được công ty giám sát. Ngoài ra, Tesla đã đồng ý với việc có thêm thành viên mới và cũng trả 20 triệu USD tiền phạt.
Mặc dù những hình phạt này vượt quá so với những gì SEC đưa ra ban đầu, nhưng tất cả điều này vẫn không hề gây "đau đớn" so với trường hợp công ty này phải hầu toà. Sau tất cả, Musk vẫn ở lại Tesla.
Tuy vậy, theo những gì hội đồng quản trị đã nói thì việc loại bỏ Musk khỏi ghế chủ tịch là một đòn giáng mạnh với Tesla. Đầu năm nay, công ty đã đề xuất rằng sẽ không có một ai được phép nắm giữ hai vị trí CEO và chủ tịch cùng một lúc, kể cả Musk. Trong cuộc họp thảo luận về đề xuất này, hội đồng quản trị của Tesla nhấn mạnh rằng việc Musk nắm giữ cả hai vị trí là điều tối quan trọng đối với công ty.
Còn bây giờ, nhờ sự cẩu thả trong quá trình giám sát vị CEO của hội đồng quản trị, Tesla sẽ phải đổi mặt với một tương lai bấp bênh khi Musk không còn nắm giữ hai vị trí. Nói một cách khác, chính sự lơ là, vô cảm của họ đã khiến Musk mất chiếc ghê chủ tịch.