Hội sắp 30 làm gì để "tiền đẻ ra tiền" ngoài công việc văn phòng?
Họ đã làm gì để hình thành thu nhập thụ động?
- 20-11-2023"Khui" chiêu kiếm tiền mới của Triệu Lệ Dĩnh và dàn sao hạng A: Chỉ đứng một chỗ nói cười nhận đến 600 triệu?
- 19-10-20231 nghề mới nở rộ ở Trung Quốc, thu hút nhiều nữ giới tham gia: Mỗi lần kiếm tiền triệu, vào mùa chạy cả tháng
- 10-10-2023Điên cuồng kiếm tiền, sống tằn tiện để nghỉ hưu sớm rồi hối hận: Người tiếc nuối tuổi trẻ đã qua, người phải tạm gác việc tiết kiệm để cứu vãn hôn nhân
Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, công ty quản lý quỹ
Trà My (31 tuổi, quản lý mạng xã hội của một công ty công nghệ) cho biết, dù dành cả đời để tiết kiệm cũng không bằng học được cách tiêu tiền thông minh.
Trước đây, cô nàng chỉ biết tiết kiệm và dồn tiền vào ngân hàng nhiều nhất có thể, vì thấy nó an toàn. Cho đến khi một người anh cùng nghề của Trà My đặt ra câu hỏi: "Em từng học chuyên ngành liên quan đến kinh tế, mà lại không đầu tư gì à?".
Bấy giờ Trà My mới ngỡ ra, hoá ra bản thân xuất phát là dân kinh tế mà chỉ biết bỏ tiền vào túi rồi cất đi. Cô nàng bỗng nhận ra, có lẽ bấy lâu nay chuyện mình chăm chăm vào tiết kiệm là ngu ngốc. "Và cách nhìn về tiết kiệm của mình đã hoàn toàn thay đổi khi mình mạnh dạn bỏ tiền túi ra để đầu tư", Trà My chia sẻ.
Từ đầu tháng 9/2021, sau khi chứng kiến thị trường đầu tư đang đà đi lên, Trà My đã mạnh dạn tự nghiên cứu và đầu tư khoảng 600 triệu đồng trên 5 nền tảng, với nguyên tắc "không bỏ tất cả trứng vào 1 rổ". Phần lớn khi đó, Trà My mua chứng chỉ quỹ. Cô nàng đầu tư theo hình thức "chậm mà chắc", hàng tháng nếu có lãi thì sẽ rút ra một ít và chuyển vào tài khoản tiết kiệm.
Khoảng 2 tháng sau đó, vào tháng 11/2021, cô nàng tổng kết lại tất cả lợi nhuận đạt được trên thị trường và thấy cá nhân lời khoảng 52,6 triệu đồng (tức 26,3% số tiền bỏ ra). Đây chính là số tiền thụ động mà mọi người hay nhắc đến, cao hơn rất nhiều so với tiền lương đi làm thuê, mà lại tốn ít thời gian và sức lực.
Ảnh minh hoạ
Trà My xác định các khoản đầu tư cá nhân là lâu dài, thế nên khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, cô vẫn cảm thấy ổn định. Bên cạnh đó, số tiền cô rút ra mỗi khi có lãi đều tăng rất nhiều, đạt ngoài kỳ vọng. Với những nguyên tắc ban đầu, cô nàng trung thành với mở quỹ trong khoảng những năm sau đó. Hiện, danh mục đầu tư của Trà My được phân chia thành 5 loại:
- Đầu tư trực tiếp: Chỉ chiếm khoảng 8% tổng số tiền đầu tư, đây là khoản Trà My dự tính sẽ mất trắng. Bỏ tiền vào thị trường này mục đích chính vẫn là học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư thông qua các công ty quản lý quỹ: Trong danh mục này, mình lại tiếp tục chia nhỏ số tiền ra.
- Quỹ cổ phiếu: Khoảng 79%: Có rủi ro khá cao nhưng lợi nhuận tốt nhất.
- Quỹ cân bằng: Khoảng 12%: Loại quỹ này có mức rủi ro trung bình, cũng khá an toàn nếu so với việc đầu tư mạo hiểm.
- Quỹ trái phiếu: Khoảng 9%: Đây là loại quỹ có rủi ro thấp, và đi kèm theo đó mức lợi nhuận chỉ đủ đảm bảo để tiền của bạn được giữ mà không mất giá.
Trà My chia sẻ: "Đây là cách mình phân bổ số tiền đầu tư nhàn rỗi. Từ khi có lãi, mình mới bừng tỉnh về việc tiết kiệm khi trước. Nếu chỉ tiết kiệm và cất kín số tiền đó trong túi, bạn sẽ nhận ra tiền ngày càng vơi đi chứ không thể chỉ đứng yên ở đó. Với tốc độ lạm phát trung bình của Việt Nam ở mức 4%, có nghĩa là bạn tiết kiệm 1 triệu đồng ở đầu năm 2021, thì đến cuối năm số tiền đó chỉ còn 961 nghìn. Nhân lên với tiền tiết kiệm bạn đang có, bạn sẽ nhận ra rằng đây là một con số đáng sợ".
Ở tuổi khoảng 30, Trà My thấy may mắn vì bản thân đã nhận ra sức mạnh của đầu tư. "Không sớm nhưng cũng chẳng muộn, vì bây giờ mỗi sáng mở mắt dậy mình sẽ không còn thấy tiền cứ thế bốc hơi. Vậy nên, biết tiết kiệm là rất tốt, nhưng hãy học thêm cách chi tiêu, đầu tư để khiến tiền đẻ ra tiền hiệu quả nhất".
Ảnh minh hoạ
Đầu tư vào nhà cho thuê
Nguyễn Thùy Dương (29 tuổi, Hải Phòng), hiện tại là UX Designer (Thiết kế trải nghiệm người dùng) của 1 tập đoàn đa quốc gia. Dương cho biết, ngoài công việc văn phòng chính, cô nàng còn viết lách và đầu tư một số mô hình có lợi nhuận tốt, điển hình là bất động sản cho thuê, tập trung vào người nước ngoài từ năm 2018.
Thùy Dương chia sẻ về mục tiêu của mình: "Thị trường bất động sản có sức hấp dẫn rất lớn. Mình đã từng chứng kiến nhiều người bạn, họ đầu tư lướt sóng hoặc đi theo mô hình đầu tư dạng căn hộ khách sạn, villa,... Tuy vậy, một thời gian sau khi đưa vào kinh doanh thì bị ngâm vốn rất lâu, phải bỏ ra số vốn ban đầu rất lớn và mất khoảng 5-6 năm mới có thể hồi vốn. Khởi điểm số vốn mình cầm trong tay chỉ vài trăm triệu, nên mình lựa chọn một mô hình đầu tư khác: Cho thuê căn hộ."
Khoảng thời gian dịch Covid-19 kéo dài, rất nhiều người đi theo mô hình này bị lỗ vốn hoặc không có khách thuê, vì du lịch đóng băng, nhu cầu giảm. Nhưng Thùy Dương lại không gặp tình trạng tổn thất nào, thậm chí các căn hộ cô cho thuê đều kín phòng.
Theo đó, Thuỳ Dương chọn hình thức thuê lại nhà từ chủ đầu tư, thiết kế nội thất bên trong sau đó cho khách có nhu cầu thuê lại. Tính đến thời điểm năm 2020, cô nàng đã đạt lợi nhuận 360 triệu đồng/năm sau khi trừ hết các chi phí.
Ảnh minh hoạ
Ban đầu, cô nàng mất mấy tháng trời mới tìm được đúng căn nhà hợp lý. Khởi điểm với căn nhà có 8 phòng, diện tích mỗi phòng hơn 50m2, các phòng đều được trang bị đầy đủ điều hòa, nóng lạnh, thiết bị nội thất cơ bản của từng phòng. Và việc mình cần làm là bắt đầu đổ tiền vào để thiết kế nội thất đúng với nhu cầu khách hàng. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, một số lưu ý bạn cần cân nhắc thật sự kỹ, và đi theo từng bước:
- Bước 1: Ký hợp đồng
Việc đi thuê lại để kinh doanh rủi ro ở chỗ, chủ thuê nhà có thể phá hợp đồng nếu họ có cơ hội hợp tác tốt hơn. Khi này, điều bảo vệ bạn chính là những điều khoản nằm trên hợp đồng.
- Bước 2: Tạo dựng thương hiệu
Chỉ có kiếm tiền bằng cách đem lại lợi ích thật sự cho người khác mới có thể bền lâu. Và đây cũng là một trong những nguyên tắc đầu tư kinh doanh của mình.
"Mình muốn mang đến cho cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam một mái ấm thực sự, chứ không phải chỉ là nơi ở tạm bợ. Những người bạn nước ngoài, họ chia sẻ rằng: Họ không rành thủ tục pháp lý, khó khăn trong giao tiếp, cô đơn khi ở 1 thành phố xa lạ... Chính điều này trở thành bí quyết giúp mình giữ chân khách hàng", Thuỳ Dương cho hay.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là những cơ bản để Thuỳ Dương áp dụng vào mô hình đầu tư. Nhưng trên thực tế, cô nàng đã gặp rất nhiều khó khăn cũng như sai lầm trong quá trình triển khai mô hình. Điển hình có thể kể đến như: Chi phí phát sinh không nằm trong tầm kiểm soát, thủ tục pháp lý, làm việc với đơn vị thiết kế thi công,...
Cụ thể, cô từng "xông xênh" trong việc thương lượng giá thuê với chủ nhà, nghĩ chuyện chênh lệch 1-2 triệu tiền thuê nhà không quá ảnh hưởng. Thế nhưng thực tế thì sao?
Thuỳ Dương tâm sự: "Nó chỉ không ảnh hưởng khi bạn thuê trong vài tháng hay 1 năm. Nếu tính thử mức giá mình thuê lâu dài, ít nhất là 5 năm, thì con số đó đã lên gần trăm triệu".
Tiếp theo, cô từng mắc sai lầm khi làm việc cùng đơn vị thiết kế và thi công. Những lỗi sai dù là nhỏ nhất trong việc thi công cũng sẽ ăn vào khoản chi phí phát sinh. Có lần, đơn vị thiết kế cô nàng thuê thay đổi chất liệu sản phẩm, chọn loại rẻ tiền để tiết kiệm chi phí, cắt giảm kích thước đồ đạc,... Sau này, đó là lần thiết kế khiến Thuỳ Dương ám ảnh. Bởi khi bàn giao, cô nhận thấy không đúng như những gì đã thảo luận lúc trước.
Bấy giờ, cô đã phải liên tục nhắc nhở và đề xuất chỉnh sửa lại từ đầu, mất rất nhiều tiền bạc cũng như thời gian. Tất cả đường điện, đường nước, sàn lát gỗ, các phụ kiện đi kèm, cũng đều phải tháo dỡ và lắp đặt lại từ đầu. "Bởi vậy, chọn đơn vị thiết kế cũng giống như chọn bạn để chơi vậy", Thuỳ Dương kết luận.
Phụ nữ số