Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
Ngày 22/10 Quốc hội sẽ nghe Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố.
Trong phiên họp buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Dự thảo Luật lần này nếu được thông qua sẽ có những tác động rất cụ thể. Trước hết sẽ tiếp cận thông lệ thị trường bảo hiểm quốc tế và sẽ mở rộng được thị trường này ở 2 khía cạnh: Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tham gia thị trường Việt Nam, tạo ra lựa chọn phong phú hơn cho những người muốn tham gia bảo hiểm. Khi hoạt động này được tạo điều kiện thì chắc chắn việc chăm sóc với người dân cũng sẽ đạt chất lượng tốt hơn. Và cũng có những hành lang pháp lý để quản lý tốt hơn hoạt động này.
Tuy nhiên, tại kỳ họp Thường vụ Quốc hội gần đây, liên quan đến quyền, lợi ích của người mua bảo hiểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội - Lê Thị Nga cho rằng, mục đích của việc mua bảo hiểm là để bù đắp các tổn thất, khắc phục thiệt hại do rủi ro ngẫu nhiên, mà vi phạm pháp luật do vô ý cũng là một sự việc không mong muốn. Cá nhân tuy có thể thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
“Do đó, đề nghị làm rõ lý do của việc loại bỏ trường hợp này, quy định như vậy có bảo vệ được quyền lợi của người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hay không, nhất là trong trường hợp mua bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới?”, bà Nga nêu quan điểm.
Thậm chí, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - Lê Thị Nga thẳng thắn, quy định về vô hiệu không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, không bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Bởi theo quy định tại khoản 2, Điều 131 Bộ luật Dân sự, khi giao dịch vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại toàn bộ chi phí cho bên mua bảo hiểm mà không được trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào. Đồng thời, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Diễn đàn doanh nghiệp
- Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn