Hôm nay, thành phố này sẽ chia tách thành 2 quận
Theo Nghị quyết số 1314/NQ-UBTVQH15, từ ngày 1/1/2025, TP. Huế trực thuộc Trung ương thành lập 2 quận mới, gồm: quận Phú Xuân, quận Thuận Hóa, được chia tách từ TP. Huế hiện nay.
- 31-12-2024Ngày mai, xã thuộc tỉnh đông dân nhất Việt Nam sẽ sáp nhập vào 4 phường
- 19-12-2024Tỉnh Tây Nguyên duy nhất định hướng lên thành phố trực thuộc TW sáp nhập 3 huyện thành một
- 24-12-2024Huyện nhỏ nhất Hà Nội dự kiến 'cất cánh' lên quận
Thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa trực thuộc TP. Huế
Tại Nghị quyết số 1314/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập 2 quận thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2025.
Nghị quyết nêu rõ, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để làm cơ sở thành lập các quận thuộc TP. Huế như sau:
Thành lập phường Long Hồ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 46,91 km2, quy mô dân số là 5.554 người của xã Hương Thọ và toàn bộ diện tích tự nhiên là 33,53 km2, quy mô dân số là 10.670 người của phường Hương Hồ. Sau khi thành lập, phường Long Hồ có diện tích tự nhiên là 80,44 km2 và quy mô dân số là 16.224 người.
Thành lập phường Thuận An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,69 km2, quy mô dân số là 6.741 người của xã Hải Dương và toàn bộ diện tích tự nhiên là 16,28 km2, quy mô dân số là 24.003 người của phường Thuận An. Sau khi thành lập, phường Thuận An có diện tích tự nhiên là 25,97 km2 và quy mô dân số là 30.744 người.
Thành lập phường Dương Nỗ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,85 km2, quy mô dân số là 12.266 người của xã Phú Dương, toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,17 km2, quy mô dân số là 10.953 người của xã Phú Mậu và toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,61 km2, quy mô dân số là 4.766 người của xã Phú Thanh. Sau khi thành lập, phường Dương Nỗ có diện tích tự nhiên là 20,63 km2 và quy mô dân số là 27.985 người.
Thành lập phường Thủy Bằng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 22,78 km2 và quy mô dân số là 9.153 người của xã Thủy Bằng.
Thành lập phường Hương Phong trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 16,68 km2 và quy mô dân số là 10.574 người của xã Hương Phong.
Cũng theo Nghị quyết số 1314/NQ-UBTVQH15, các quận thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập như sau:
Thành lập quận Phú Xuân trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên là 127,05 km2 và quy mô dân số là 203.142 người của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quận Phú Xuân có 13 phường, gồm: An Hòa, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Long Hồ, Phú Hậu, Tây Lộc, Thuận Hòa và Thuận Lộc.
Thành lập quận Thuận Hóa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 139,41 km2 và quy mô dân số là 297.507 người của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi điều chỉnh theo quy định. Quận Thuận Hóa có 19 phường, gồm: An Cựu, An Đông, An Tây, Dương Nỗ, Hương Phong, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phường Đúc, Phước Vĩnh, Thuận An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ và Xuân Phú.
TP. Huế chính thúc trở thành thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 1/1/2025
Tối 29/12, tại Quảng trường Ngọ Môn Đại Nội Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương với tỉ lệ đại biểu Quốc hội tán thành rất cao. Từ ngày 1/1/2025, cùng với TP. Hà Nội, TP. HCM, TP Hải Phòng, TP. Đà Nẵng và TP. Cần Thơ, Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong lịch sử dựng nước và phát triển, TP. Huế luôn giữ một vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng; là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây; là một trong những trung tâm lớn về văn hoá, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu.
Bên cạnh đó, TP, Huế còn là một cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung và có vị trí trọng điểm về quốc phòng, an ninh của cả nước; là vùng đất văn hiến, văn hóa đặc sắc, là nơi duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1993 và trở thành thành viên chính thức của mạng lưới di sản quốc tế. Những điều này chính là yếu tố, tiêu chuẩn đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất "đô thị di sản" đầu tiên của Việt Nam.
Tại buổi lễ, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển với tâm thế là thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam.
Đây là nền tảng quan trọng, tạo động lực, khí thế mới để Huế tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang, xây dựng và phát triển thành một đô thị di sản thông minh và giàu bản sắc, tiếp tục phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá để phát triển nhanh và bền vững.
Ông Lê Trường Lưu khẳng định: "Trên chặng đường phát triển mới, TP. Huế sẽ có nhiều thời cơ, thuận lợi và cũng không ít khó khăn, thách thức. Nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tôi tin tưởng rằng, chúng ta sẽ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị".
markettimes.vn