MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 1,5 tỷ USD vốn FDI từ Nhật Bản đổ về tỉnh nhỏ đông dân miền Bắc, riêng ngành công nghệ cao đang được chú ý

Cũng trong buổi khảo sát đầu tư với đoàn công tác từ Nhật Bản, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng khẳng định trong năm 2024, tỉnh sẽ khắc phục ngay vấn đề cắt điện không thông báo kịp thời, ùn tắc cục bộ một số khu vực trên tuyến quốc lộ 5.

Hải Dương hiện có gần 18.000 doanh nghiệp, trong đó có 541 dự án FDI từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 10,3 tỷ USD. Riêng năm 2023, Hải Dương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,136 tỷ đồng, gấp 3,1 lần năm ngoái. Mới đây, 27 doanh nghiệp trong và ngoài nước vừa được tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư. Một số dự án có quy mô hàng trăm triệu USD.

Hơn 1,5 tỷ USD vốn FDI từ Nhật Bản đổ về một địa phương đông dân bậc nhất cả nước, riêng ngành công nghệ cao đang được chú ý - Ảnh 1.

Một góc tỉnh Hải Dương. Ảnh: Cổng TTĐT Hải Dương.

Hiện tại, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 2 cả về số lượng dự án, số vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh với 67 dự án, tổng vốn đầu tư 1,58 tỷ USD.

Trong buổi khảo sát đầu tư tại Hải Dương sáng 9/1, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cùng các doanh nghiệp trong đoàn công tác đánh giá Hải Dương là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư Nhật Bản.

Cụ thể, đối với Hải Dương, Đại sứ Nhật Bản nhận định tỉnh là một trong những địa phương có sức hút đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư tại Việt Nam, với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, đáng chú ý có công nghệ cao.

Đại sứ Nhật Bản nhấn mạnh một số lưu ý của nhà đầu tư Nhật Bản. Đầu tiên là sự bảo đảm về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tay nghề cao; cải thiện môi trường sinh sống để chuyên gia, nhà đầu tư Nhật Bản có thể ổn định cuộc sống khi đầu tư. Tiếp đến là vấn đề ổn định trong cung cấp điện, nhất là trong mùa cao điểm. Việc sử dụng nguồn nhiên liệu, năng lượng xanh cũng là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi xem xét, quyết định đầu tư. Đại sứ Nhật Bản cũng mong muốn được Hải Dương hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản liên quan đến vấn đề phát thải ròng bằng 0.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng cho biết, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hải Dương sẽ có hơn 30 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế chuyên biệt. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.000 ha đất khu công nghiệp đã hoàn thiện hạ tầng, sẵn sàng thu hút nhà đầu tư thứ cấp.

Cũng trong buổi khảo sát, ông Thắng khẳng định trong năm 2024, Hải Dương sẽ nỗ lực, quyết tâm cao để giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc mà doanh nghiệp Nhật Bản nêu; khắc phục ngay vấn đề cắt điện không thông báo kịp thời, ùn tắc cục bộ một số khu vực trên tuyến quốc lộ 5. Thời gian tới, Hải Dương tiếp tục cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, sẵn sàng báo cáo Chính phủ để hỗ trợ nhà đầu tư nhận được những ưu đãi cao hơn, tiếp tục đầu tư hệ thống trường học, công viên, khu vui chơi, qua đó cải thiện môi trường sống của người lao động, chuyên gia nước ngoài...

Hơn 1,5 tỷ USD vốn FDI từ Nhật Bản đổ về một địa phương đông dân bậc nhất cả nước, riêng ngành công nghệ cao đang được chú ý - Ảnh 2.

Ảnh: Báo Hải Dương.

Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, giáp tới 6 tỉnh là Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Bình. Diện tích tự nhiên của Hải Dương là 1.668,2 km2 (đứng thứ 51/63 tỉnh thành cả nước). Trong khi đó, với gần 2 triệu người, dân số của Hải Dương hiện đứng thứ 8 cả nước, chỉ sau TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Bình Dương. Cơ cấu dân số trẻ nên tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Hưng Yên cũng đứng thứ tư cả nước về mật độ dân số, chỉ sau TP HCM, Hà Nội và Bắc Ninh.

Với vị trí quan trọng nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và lực lượng lao động lớn, có trình độ chuyên môn cao.

Nhật Minh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên