MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị kêu gọi tẩy chay tại quê nhà nhưng Red Bull Việt Nam đang thắng lớn: thu 2 đồng lãi 1 đồng, tỷ suất lợi nhuận ăn đứt Vinamilk, Sabeco, Heineken

21-09-2020 - 12:31 PM | Doanh nghiệp

Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các dòng sản phẩm nước tăng lực mới khiến doanh thu của Red Bull, dù vẫn tăng những năm gần đây, nhưng biên độ chỉ ở ngưỡng một con số.

Là một nhánh trong phân khúc đồ uống không cồn, nước tăng lực đang gia tăng sức nóng những năm gần đây, khi "mỏ vàng" này được lần lượt các đại gia đồ uống để mặt tới. Điều này cũng tạo áp lực lớn lên những tên tuổi đi đầu trên thị trường và Red Bull cũng không nằm ngoài làn sóng này.

Là một trong những tên tuổi góp mặt sớm nhất thị trường Việt Nam, Red Bull được xem là nhóm sản phẩm tiên phong của thị trường, cùng với Number 1, Lipovitan hay Rhino. Nhưng phải tới 20 năm góp mặt, doanh số của thương hiệu này mới cán mốc nghìn tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019, doanh thu của Red Bull Việt Nam đạt 1.013 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với năm 2018.

Có một điểm cần chú ý là doanh thu của Công ty Red Bull Việt Nam có thể không phản ánh đầy đủ sức tiêu thụ của thương hiệu "Bò húc" trên thị trường. Ngoài việc sản xuất từ nhà máy Red Bull Việt Nam, các sản phẩm thương hiệu này cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan với sức tiêu thụ không kém cạnh.

Tuy nhiên, nếu so với chính Red Bull những năm trước và tốc độ tăng trưởng của các đối thủ, rõ ràng "niềm tự hào của Thái Lan" đang chậm lại.

Bị kêu gọi tẩy chay tại quê nhà nhưng Red Bull Việt Nam đang thắng lớn: thu 2 đồng lãi 1 đồng, tỷ suất lợi nhuận ăn đứt Vinamilk, Sabeco, Heineken - Ảnh 1.

Ba năm gần nhất, tăng trưởng của Red Bull Việt Nam đều dưới 5%, doanh thu loanh quanh ngưỡng 900 tỷ liên tục từ 2016 đến 2018. Kết quả này khiến đại gia Thái Lan bị các thương hiệu đồ uống không cồn khác bỏ xa.

Áp lực của Red Bull một phần đến từ sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới. Là một trong ba doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam, Vinacafe Biên Hòa là cái tên thường được so sánh với những đế chế như Trung Nguyên hay Nestle Việt Nam. Nhưng ba năm gần đây, đà tăng trưởng của doanh nghiệp này phải trông chờ vào sự lên ngôi của dòng sản phẩm mới - nước tăng lực.

Tung ra thị trường lần đầu vào năm 2014 với doanh thu năm đầu chưa đến 300 tỷ đồng, nhưng sau 4 năm liên tiếp tăng trưởng trên 50%, năm 2018 nước tăng lực Wakeup 247 thậm chí đã vượt qua cà phê hòa tan, mang về cho Masan 1.950 tỷ đồng doanh thu.

Theo báo cáo thường niên của Masan Consumer, năm 2019, doanh thu dòng sản phẩm này tiếp tục tăng hơn 30%, lên gần 2.600 tỷ đồng.

Bị kêu gọi tẩy chay tại quê nhà nhưng Red Bull Việt Nam đang thắng lớn: thu 2 đồng lãi 1 đồng, tỷ suất lợi nhuận ăn đứt Vinamilk, Sabeco, Heineken - Ảnh 2.

Tỷ suất lợi nhuận của Red Bull vượt trội so với toàn bộ ngành

Để nhìn rõ hơn đà tăng đột biến của dòng sản phẩm này, có thể so sánh giữa doanh thu của Wake up 247 và Red Bull tại Việt Nam. Năm 2014, doanh thu của Wake up 247 chưa tới 1/3 RedBull nhưng bốn năm sau đó, thương hiệu của Vinacafe Biên Hòa bỏ xa dòng sản phẩm nước tăng lực của Thái Lan tới hai con số.

Tuy thị trường nước tăng lực là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển, song để có được thành công lại không hề đơn giản. Đại bộ phận người tiêu dùng thường quan niệm nước tăng lực là loại nước ngọt đậm,tác dụng mạnh đến sự tỉnh táo, và cho rằng đây là một dạng thực phẩm chức năng hơn là một loại nước giải khát. Khoảng thị trường hẹp đồng nghĩa với sự cạnh tranh cao, nhưng cũng là cơ hội để thâu tóm miếng bánh lớn hơn.

Tháng 8/2019, Coca Cola cũng chính thức ra mặt dòng sản phẩm nước tăng lực đầu tiên của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam. Để nhanh chóng nhập cuộc tại thị trường Việt Nam, dòng sản phẩm này xuất hiện dày hơn trong các chương trình marketing, đặc biệt là việc thế chỗ Clear Men trở thành nhà tài trợ chính trong giải đấu esport lớn nhất hiện nay.

Tuyết Lan

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên