Hơn 22.000 người tử vong vì Covid-19, ĐBQH "hiến kế" để nỗi đau không lặp lại
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Tư liệu
Phát biểu trước Quốc hội sáng 8/11, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM) tập trung đóng góp ý kiến về Báo cáo phòng, chống dịch của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh đến số đồng bào không may qua đời vì Covid-19, nguyên nhân và giải pháp để đối phó chủ động hơn với dịch bệnh.
- 01-11-2021Văn phòng Quốc hội bổ nhiệm nhiều lãnh đạo, quản lý cấp Vụ
- 30-10-2021Quốc hội chọn 4 bộ trưởng "ngồi ghế nóng": Lĩnh vực Y tế được lựa chọn nhiều nhất
- 29-10-2021Nghi ngại nhân viên bán bảo hiểm cố tình khai sai thông tin, khiến khách hàng bị từ chối chi trả bồi thường vào Nghị trường Quốc hội
- 29-10-2021Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kiểm soát nghiêm ngặt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất "bờ xôi ruộng mật"
- 28-10-2021Quốc hội dự kiến chất vấn Bộ trưởng Y tế về phòng, chống dịch
Trong phiên thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, Đại biểu Phong Lan cho rằng: "Đánh giá của chúng ta chưa có những từ ngữ hay cách sắp xếp, cách viết để thấy được chúng ta hy sinh, mất mát quá nhiều, đặc biệt là đối với những ca tử vong. Hơn 20.000 trường hợp đồng bào đã ra đi, đấy chỉ mới về COVID". Bên cạnh đó, Đại biểu Lan cũng cho rằng những bệnh nhân không được chăm sóc y tế tốt trong giai đoạn dịch bệnh có thể cũng gián tiếp ra đi vì COVID.
Chính bởi những mất mát to lớn đó, đại biểu quốc hội đoàn TP HCM cho rằng phải làm sao để cho công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới và khắc phục được những gì đã xảy ra.
"Riêng đối với đại dịch này, tôi nghĩ nguy cơ lớn nhất (với người bênh) chính là chuyển sang trạng thái nặng và tử vong. Để thực sự sống chung với dịch, chúng ta phải chủ động, linh hoạt trong việc làm sao để khống chế tỷ lệ nhiễm và cũng làm sao giảm được số ca gây nặng và làm sao giảm được tử vong", bà Lan nhấn mạnh.
Theo đó, Đại biểu Phong Lan cho rằng phải xem lại về thực trạng y tế cơ sở, hệ thống y tế cơ sở. Đây không phải lần đầu tiên nói về vấn đề y tế cơ sở.
"Về vấn đề y tế cơ sở, tôi nghĩ không phải chỉ có vấn đề về tiền, mà nó còn vấn đề về nhân lực. Làm sao để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, có những hiểu biết đủ để hoạt động cho tốt. Tôi nói thật chính xác chúng ta cứ như chắp vá, tức là cứ suốt ngày thay đổi về tổ chức", Đại biểu Lan nói.
Vấn đề thứ 2 mà bà Lan nêu ra là hệ thống điều trị. Đại dịch được xem là phép thử và kết quả của phép thử đó là "tan tác" hết năng lực điều trị. Hiện thực đó cũng cho thấy chỉ tập trung vào phòng, chống dịch COVID để cấp cứu là không đủ.
"Các bệnh viện từ khi thành các đơn vị sự nghiệp nhưng chưa được chuẩn bị những cơ sở về mặt pháp lý, về những kiến thức cần thiết để có thể bảo đảm cung ứng được trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, đặc biệt vấn đề cơ chế tài chính. Chúng ta cho rằng COVID thì Nhà nước, ngân sách lo, nhưng phân công giữa ngân sách và bảo hiểm chưa rõ ràng. Cho nên các bệnh viện rất khó khăn trong việc thanh toán", Đại biểu Lan nêu vấn đề còn tồn tại.
Cuối cùng vị ĐBQH đoàn TP HCM cho rằng cần thay đổi về mặt quan điểm.
"Tất cả những gì chúng ta đã phải trả giá trong thời gian vừa qua chính là hệ quả để lại, khi mà hệ thống y tế của chúng ta chưa đủ mạnh, mà chưa đủ mạnh thì bên cạnh lỗi chủ quan của mỗi người thì còn có lỗi của chủ trương, của chính sách, chúng ta có thật sự ưu tiên cho y tế, rồi giáo dục hay không?", bà Lan đặt câu hỏi.
Thực sự ngành nào cũng có những tiêu cực, tích cực, cũng có rất nhiều con người cùng hoạt động trong đó với các mục đích, mà ở đây vì mục đích phục vụ người bệnh. Thế thì chúng ta phải làm sao để tạo điều kiện cho các nhân viên y tế, đặc biệt cho các cán bộ quản lý có cơ hội, có môi trường để phát triển về y đức chứ không phải là sau đó, lúc xảy ra chuyện thì chúng ta sử dụng các biện pháp hành chính và các thủ tục tố tụng hình sự.
"Phải nói bản thân tôi là một người trong ngành y tế, tôi rất đau lòng và chính người dân sẽ phải trả giá về việc đó. Cho nên ở đây chính là trách nhiệm của quản lý và của Chính phủ", Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
- Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn