Hơn 3.800 vụ vi phạm bị Hải quan phát hiện, thu nộp ngân sách hơn 46 tỷ đồng
Trong quý III/2016, Tổng cục Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, tổng số 3.824 vụ việc vi phạm; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 47 tỷ 702 triệu đồng, thu nộp NSNN đạt 46 tỷ 164 triệu đồng, khởi tố 10 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 10 vụ.
- 15-10-2016Hải quan Long An: Bắt giữ trên 15.000 bao thuốc lá nhập lậu
- 12-10-2016Làm sao với những người bạn rất ghét nhưng vẫn phải duy trì quan hệ? Hãy áp dụng "hiệu ứng Benjamin Franklin" này
- 04-10-2016Thanh tra công tác nhập khẩu ô tô tại Tổng cục Hải quan
- 26-09-2016Trường Hải đã nắm quyền kiểm soát Địa ốc Đại Quang Minh
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý III, tuy số lượng vụ vi phạm có giảm 7,5% so với quý trước và giảm 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá sang biên giới diễn ra tinh vi, phức tạp, các đối tượng hoạt động liều lĩnh, táo bạo hơn.
Đặc biệt tình hình buôn lậu qua đường hàng không thời gian qua tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng, các đối tượng liều lĩnh vận chuyển qua đường hàng không các loại hàng cấm như ma túy, vàng, ngà voi với số lượng lớn.
Điển hình như vụ Chi cục hải quan Chuyển phát nhanh và Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài phát hiện và thu giữ 2.500kg lá Khát có chứa chất gây nghiện ma túy (ngày 6/7/2016). Hay vụ việc Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài phối hợp với Công an TP. Hà Nội kiểm tra, phát hiện 02 đối tượng cất giấu khoảng 03 kg vàng nguyên liệu dưới ghế ngồi máy bay vào ngày 27/7/2016. Tiếp đó, ngày 3/8/2016, Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài kiểm tra hành khách xuất cảnh đi Nhật Bản, phát hiện trong hành lý có 07 tượng kim loại màu bạc, tổng trọng lượng khoảng 05 kg vàng (tương đương 3,2 tỷ đồng)...
Bên cạnh đó, các đối tượng khai báo không đúng số lượng thực tế, khai báo sai xuất xứ để gian lận về giá, tránh né nộp giấy phép; nhập khẩu hàng hóa không đúng khai báo, không có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành với loại hình hàng hóa chuyển cảng, chuyển cửa khẩu vận chuyển độc lập hàng hóa từ các cửa khẩu cảng biển về ICD...
Một số thủ đoạn thường thấy khác là khai báo sai về tên hàng, mã số thuế, xuất xứ, số lượng, chất lượng, trị giá; sửa chữa, giả mạo hồ sơ, chứng từ, điều chỉnh manifest; tìm cơ hội ủy thác cho doanh nghiệp chưa bị phát hiện, mượn tên công ty đầu tư, gia công là những doanh nghiệp trước đó chấp hành tốt pháp luật hải quan để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Điển hình như vụ việc bắt giữ ngày 30/8/2016 tại Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) phát hiện 02 vụ/02 doanh nghiệp có hành vi khai sai tên hàng, không đăng ký kiểm dịch theo quy định của hàng hóa chuyển cửa khẩu vào kho ngoại quan. Tên hàng theo khai báo là nhựa nguyên sinh EPS-Plastic Beads, thực tế kiểm tra, hàng hóa vi phạm gồm hơn 300kg tổ yến màu trắng còn nguyên lông, chưa qua sơ chế, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 4 tỷ đồng.
Hay như ngày 01/10/2016, Chi cục HQCK SBQT Nội Bài phối hợp với Đội kiểm soát phòng chống buôn lậu khu vực miền Bắc, Cục C74 - Bộ Công an, Đội Kiểm soát Cục Hải quan TP. Hà Nội kiểm tra lô hàng của Công ty TNHH TM DV và đầu tư Gia Huy (Phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) hàng nhập khẩu gồm hơn 350kg ngà voi. Chỉ 05 ngày sau đó, Chi cục HQCK cảng Sài Gòn khu vực I đã chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm soát - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu - Bộ Công an kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Diệu Tiên nhập khẩu hàng hóa cấm là hơn 02 tấn ngà voi.
Tổng cục Hải quan cũng nhận định, tình hình buôn lậu sẽ còn diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, tiếp tục tổ chức đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm, các mặt hàng có thuế suất cao, các điểm nóng về tình trạng buôn lậu, tuyến đường mòn, lối mở....