Hơn 500 chiếc camera phát tín hiệu lạ bị cảnh sát điều tra: Thành công bắt giữ 1 đối tượng, vạch trần hành vi ''quay lén'' nghiêm trọng
Cảnh sát phát hiện hơn 500 chiếc camera đã bị ''điều khiển'' nhằm thực hiện mục đích xấu.
- 25-06-2024Nhận được thư nặc danh, cảnh sát điều tra người đàn ông bị tố nhận hối lộ hơn 700 triệu đồng: 10 người bị bắt giữ, bí mật động trời về 455 tỷ đồng bị phanh phui
- 25-06-2024Vừa cãi nhau chồng đã đòi ly hôn càng nhanh càng tốt, vợ phát hiện bí mật đằng sau số tiền khổng lồ 20 tỷ đồng: phán quyết của tòa án gây bất ngờ
- 24-06-2024Cảnh sát ập vào ngôi nhà hoang có tiếng la hét hàng đêm, bắt giữ 40 người, phát hiện bí mật đằng sau đường dây giao dịch phi pháp 350 tỷ đồng
- 07-06-2024Ngôi nhà bỏ hoang trong rừng bỗng sáng đèn ban đêm bị cảnh sát điều tra: Tóm gọn 20 đối tượng lừa đảo hơn 175 tỷ đồng bằng công nghệ cao
- 09-05-2024Theo dõi ngôi nhà hoang trên núi đêm nào cũng sáng đèn, có khói trắng tỏa nghi ngút: Cảnh sát bắt giữ 10 đối tượng, triệt phá đường dây lừa đảo diễn ra sau 23h
Trong thời buổi công nghệ phát triển, camera đã trở thành thiết bị phổ biến được nhiều người sử dụng để đảm bảo an ninh cho bản thân và gia đình. Không những vậy, với sự hỗ trợ của internet, camera ''phá vỡ'' khoảng cách về thời gian và không gian, giúp con người có thể quan sát, bảo vệ người thân trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, tính năng này của camera cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng, trong đó có tình trạng ăn cắp thông tin hay thậm chí là ''quay lén''.
Vào tháng 6 năm 2021, cảnh sát quận Tăng Thành, tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) đã nhận thấy điều kỳ lạ trong quá trình kiểm tra an ninh mạng. Theo đó, họ phát hiện có hơn 500 chiếc camera trên địa bàn quận có dấu hiệu bị ''hack'' từ bên ngoài. Nghi ngờ có người đang thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến việc xâm nhập/ theo dõi bất hợp pháp, cảnh sát đã tiến hành phân tích chuyên sâu và phát hiện hơn 500 chiếc camera này đang bị người ngoài xâm nhập thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động.
Sau quá trình điều tra, cảnh sát nhận định nghi phạm trong vụ án này tên là Hà Mỗ, người đang thực hiện hành vi xâm nhập bất hợp pháp vào lượng lớn thiết bị camera thông qua một ứng dụng điện thoại. Được biết, đối tượng đã ''hack'' hơn 500 chiếc camera giám sát tại nhiều gia đình, khu trung tâm thương mại, siêu thị và những nơi riêng tư khác. Ngay lập tức, đội cảnh sát Internet thành phố Quảng Châu và cảnh sát quận Tăng Thành (Trung Quốc) đã thành lập đội đặc nhiệm để truy bắt đối tượng.
Khi bị bắt, tại cơ quan chức năng, đối tượng Hà Mỗ thú nhận đã bắt đầu thực hiện hành vi xâm nhập trái phép và camera giám sát của nhiều gia đình, doanh nghiệp từ tháng 12 năm 2019. Mỗ cho biết bản thân tự học và sau đó thực hiện hành vi vi phạm của mình với mục đích thu giữ những đoạn video nhạy cảm để lan truyền trên mạng và chia sẻ cho bạn bè. Toàn bộ quá trình phạm tội của Mỗ đều do bản thân thực hiện, không có đồng phạm tiếp tay.
Sau đó, đối tượng Mỗ đã bị bắt giữ và phạt tù theo quy định của pháp luật. Đây là vụ án ''truy quét hacker xâm nhập trái phép'' đầu tiên ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và đã nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội lúc bấy giờ. Người dân ở Quảng Đông cùng nhiều tỉnh thành khác của Trung Quốc dần bắt đầu lo ngại về tình trạng xâm nhập camera nhằm mục đích xấu có thể xảy ra với gia đình mình.
Qua vụ án, phía cảnh sát quận Tăng Thành, tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) đã nhắc nhở người dân nên cảnh giác với các rủi ro an ninh mạng, tránh lắp đặt camera trong những khu vực riêng tư như phòng ngủ, nhà vệ sinh để giảm nguy cơ bị phát tán các video nhạy cảm. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường ở camera trong nhà, cần tắt thiết bị và trình báo với cảnh sát ngay lập tức.
Theo Toutiao, Sina