MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 60% người dân chưa biết cách bảo vệ gan từ sớm, chuyên gia gan mật "chỉ điểm" cách cứu gan đúng lúc

11-11-2020 - 11:24 AM | Sống

Bệnh ung thư gan là mối lo ngại của toàn thế giới. Tuy nhiên, căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được từ những thay đổi rất nhỏ trong cuộc sống.

Gan người là một cơ quan kỳ diệu. Mỗi ngày, nó tạo ra mật, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống của bạn, làm sạch độc tố khỏi máu, phân hủy chất béo, rượu và thuốc, kiểm soát lượng đường trong máu và mức độ hormone, dự trữ sắt và nhiều hơn nữa. Khi cơ quan này hoạt động không tốt, nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan theo giới tính nam cao thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Mông Cổ và Lào. Tại Việt Nam, tỷ lệ nam giới mắc ung thư gan cao gấp 3 lần phụ nữ. Tỷ lệ mắc ung thư gan tại Việt Nam hiện đã dẫn đầu so với ung thư phổi, xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương và gây các bệnh lý về gan. Hầu hết những nguyên nhân này xuất phát từ những thói quen trong cuộc sống. 

Uống rượu bia dù 1 lượng nhỏ cũng ảnh hưởng tới gan

Hơn 60% người dân chưa biết cách bảo vệ gan từ sớm, chuyên gia gan mật chỉ điểm cách cứu gan đúng lúc - Ảnh 1.

Gan có khả năng tái sinh rất lớn, ngay cả khi đã bị tổn thương tới 75%. Nhưng khi bị tấn công liên tục, dồn dập bởi các tác nhân có hại như rượu bia... thì khả năng phục hồi sẽ rất kém. Khi tổn thương trên 75% sẽ gây suy gan, ứ mật, biểu hiện rõ rệt ra ngoài.

"Rượu dù uống lượng nhỏ cũng ảnh hưởng tới gan. Không phải ngẫu nhiên mà các nước phát triển như Châu Âu luôn cảnh báo về nguyên nhân viêm gan do rượu.

Ở Việt Nam đang xếp hàng đầu ở Đông Nam Á về sử dụng rượu bia. Rượu bia ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể, trong đó gan gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Khi rượu uống vào cơ thể 80-90% chuyển hóa tại gan, chỉ 10% chuyển hóa mồ hôi, da, hơi thở", PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Phó chủ tịch Hội gan Mật Việt Nam, Bệnh viện đa khoa Medlatec nói.

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho biết một trong nguyên nhân nguyên hàng đầu gây ung thư gan khác là do virus, các hoá chất độc hại (các khí thải CO2, SO2,…); thực phẩm bẩn, các chất không được phép dùng trong chế biến thực phẩm có thể gây hư hại tế bào, đột biến tế bào gây ung thư… khiến các tế bào gan bị thương tổn.

Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Người bệnh bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tỷ lệ người mắc viêm gan B, C chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan tương đối cao vì xuất hiện hiện tượng người bệnh tự ý bỏ điều trị.

Có đến 60% người dân hiện nay chưa biết cách bảo vệ tế bào gan từ sớm

Hơn 60% người dân chưa biết cách bảo vệ gan từ sớm, chuyên gia gan mật chỉ điểm cách cứu gan đúng lúc - Ảnh 2.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ở giai đoạn đầu mới tổn thương, gan vẫn có thể đảm nhiệm các chức năng của mình nên thường không có biểu hiện không đặc trưng. Các biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa... Chính vì vậy mà người bệnh thường nhầm lẫn hoặc chủ quan, dễ bỏ qua các triệu chứng ban đầu.

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, phần lớn bệnh gan tại Việt Nam được phát hiện đã quá muộn, các tế bào gan bị phá hủy hàng loạt, hình thành các sợi xơ hóa không có chức năng. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: vàng mắt, vàng da, đau tức bụng phải, chán ăn, sụt cân, mẩn ngứa, xơ gan, ung thư gan, việc điều trị lúc này trở nên vô cùng khó khăn, hiệu quả không cao, chi phí điều trị tốn kém khiến cho nhiều người không kiên trì được mà bỏ cuộc. Do đó, việc phát hiện, bảo vệ và phục hồi tế bào gan sớm đóng vai trò mấu chốt trong phòng ngừa và điều trị các bệnh về gan.

"Có đến 60% người dân hiện nay chưa biết cách bảo vệ tế bào gan từ sớm. Điều này sẽ rất đáng lo ngại khi các bệnh lý về gan ngày một nghiêm trọng như hiện nay.

Phục hồi chức năng gan ở giai đoạn nặng gần như là không thể bởi gan đã chịu quá nhiều tổn thương. Muốn gan khoẻ mạnh và lâu dài cần có biện pháp hỗ trợ bảo vệ tế bào gan ngay lập tức, ngay từ ban đầu. Tuy nhiên ở Việt Nam, phần nhiều người dân vẫn chưa ý thức được việc cần phải bảo vệ và phục hồi tế bào gan từ sớm", PGS. TS Trịnh Thị Ngọc cho biết.

Thay đổi lối sống để "cứu" gan đúng lúc

Hơn 60% người dân chưa biết cách bảo vệ gan từ sớm, chuyên gia gan mật chỉ điểm cách cứu gan đúng lúc - Ảnh 3.

 Muốn lá gan khỏe con người phải phải học cách ăn uống khoa học và có lối sống lành mạnh. PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho hay, ăn uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới lá gan. Khi ăn quá nhiều đạm, đồ rán, uống rượu bia quá độ, gan không thể chuyển hóa gây ra triệu chứng đầy bụng khó tiêu, kéo dài lâu ngày sẽ trở thành bệnh.

Để tránh xa ung thư, PGS.TS Ngọc lưu ý cần phải làm được 3 điều sau:

1. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi nhằm cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa.

2. Duy trì chế độ tập luyện đều đặn để tăng cường sức khỏe.

3. Tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần là cách tốt nhất phát hiện sớm bệnh, nhất là những người có những nguy cơ cao như: Viêm gan tự miễn hoặc trong gia đình có người bị bệnh lý ung thư gan; Viêm gan vi rút B, C mạn tính; Xơ gan do bất kỳ nguyên nhân; Nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên; Người thừa cân, béo phì; Người có tiền sử tim mạch, tiểu đường...

Nam giới uống nhiều rượu bia có thể là áp dụng các phương pháp detox cơ thể bằng phương pháp tự nhiên, thải độc tế bào... Hiện nay có thể một số thuốc thải độc để ngăn chặn quá trình ung thư diễn biến nhanh hơn, đối với các bệnh về gan có các thuốc giải độc gan, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, việc thực hiện ăn uống lành mạnh, tập luyện cũng góp phần quan trọng vào việc hình thành lá chắn an toàn cho lá gan của bạn.

Tổng hợp

PV

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên