Hơn 70.000 lao động Việt xuất ngoại trong nửa năm
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 72.300 lao động ra nước ngoài làm việc, đạt trên 60% kế hoạch cả năm 2023
- 07-03-2023Người Việt đi xuất khẩu lao động cao gấp 20 lần năm trước
- 16-10-2021Xuất khẩu lao động sang Nhật: 'Nín thở' chờ thị trường phá băng
- 13-12-2020Covid-19 khiến chỉ tiêu xuất khẩu lao động khó về đích
Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong tháng 6 cả nước có khoảng 12.600 lao động ra nước ngoài làm việc , giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lao động đi làm việc tại Nhật Bản gần 6.000 người, Đài Loan (Trung Quốc) là 5.300 lao động, Hàn Quốc 398 lao động, Trung Quốc 173 lao động nam, Ba Lan 153 lao động, Hungary 143 lao động…
Do số lượng lao động xuất cảnh những tháng đầu năm tăng đột biến, tính đến hết tháng 6, cả nước có khoảng 72.300 lao động ra nước ngoài làm việc, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam là Nhật Bản với 34.500 người, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) với 31.540 lao động, Hàn Quốc với 1.600 lao động, Trung Quốc 902 lao động, Singapore 727 lao động, Hungary 712 lao động....
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, mới đây, Chính phủ Nhật Bản thực hiện cải tiến chính sách để người lao động nước ngoài có tay nghề cao có thể lưu trú lâu dài và mở rộng nhóm ngành nghề cho "chương trình kỹ năng đặc định" số 2.
Việc Nhật Bản quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú "kỹ năng đặc định" đã nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề.
Phía Hàn Quốc thông báo sẽ tăng gấp 5 lần chỉ tiêu tiếp nhận lao động Việt. Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đây là cơ hội để tăng số lượng, tăng quyền lợi, mở ra cơ hội cư trú lâu dài đối với lao động Việt Nam.
Tiền phong