Hơn 800.000 đồng một kg vải không hạt tại Nhật Bản
Hơn 1 tấn vải thiều không hạt đầu tiên được trồng ở Thanh Hóa đang được xuất khẩu sang Nhật Bản và Vương quốc Anh.
- 15-06-2023Hàng trăm xe nối đuôi chờ 'ngã giá' thu mua ở thủ phủ vải thiều
- 14-06-2023Vải thiều không hạt giá 250.000 đồng/kg
- 13-06-2023Bắc Giang: Nông dân trắng đêm soi đèn thu hoạch đặc sản vải thiều
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, mới đây hơn 1 tấn vải không hạt đầu tiên được Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm trồng tại Thanh Hóa đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Vương quốc Anh.
Tổng khối lượng lô hàng xuất sang 2 thị trường nước ngoài kể trên là hơn 1 tấn, trong đó xuất sang Nhật Bản với khối lượng 500 kg và Vương quốc Anh là 600 kg. Theo khảo sát, tại thị trường Nhật Bản, vải thiều không hạt đang được bán với giá 4.500 - 5.000 Yen/kg, tương đương 750.000 - 840.000 đồng/kg.
Bắt đầu từ năm thứ 4 vải không hạt đã cho thu hoạch. Ảnh: Cansy's Garden.
Vải không hạt là giống được nhập khẩu từ nước ngoài, khi chín vải màu đỏ rực, cùi mọng, giòn, vị ngọt đậm đà. Ưu điểm của giống vải này là giảm công chăm sóc, không sâu cuống, bảo quản tốt, đem lại giá trị kinh tế cao. Bắt đầu từ năm thứ 4 cây đã cho thu hoạch.
Đại diện Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm cho biết, 2023 là năm đầu tiên công ty thu hoạch vải để bán ra thị trường.
Giống vải không hạt được Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) chọn tạo, trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc với diện tích khoảng 30 ha tại xã Nguyệt Ấn, theo quy trình VietGAP, GlobalGAP nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Việc xuất khẩu hơn 1 tấn vải không hạt đầu tiên sang thị trường Nhật Bản và Vương quốc Anh đã đánh dấu mốc quan trọng của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, khi cây ăn quả được trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, mở ra cơ hội cho trong việc xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Vải không hạt có mặt tại nhiều thị trường lớn trong nước
Về phân phối cho thị trường trong nước, Đại diện Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm cho biết công ty hợp tác với nhiều kênh bán hàng trực tiếp và trực tuyến như Grab, các siêu thị, cửa hàng... để phân phối rộng rãi sản phẩm tới khách hàng.
Hiện nay vải không hạt của công ty đã có mặt tại nhiều thị trường lớn trong nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…
Giá bán lẻ vải thiều không hạt tại thị trường trong nước hiện dao động khoảng 250.000 - 320.000 đồng/kg, tùy bao bì và số lượng, kích thước trái vải.
Trong đó, công ty đang phân phối theo các hộp, như hộp đặc biệt giá 800.000 đồng/hộp (chỉ sản xuất 200 hộp); hộp 2 kg giá 550.000 đồng/hộp; hộp 1 kg giá 280.000 đồng/hộp; và hộp 500 gram giá 148.000 đồng/hộp.
Vải không hạt hiện có mặt tại nhiều thị trường lớn trong nước.
Tỉnh Thanh Hóa hiện đã dành hơn 1.000 ha để quy hoạch vùng trồng cây vải không hạt. Việc nhân rộng sẽ phải tiến hành ở khu vực cách xa các vùng vải thông thường để tránh thụ phấn chéo là một trong những yếu tố bắt buộc khi nhân rộng mô hình.
Liên quan đến trái vải không hạt, năm 2019, Bắc Giang cũng đưa giống vải thiều không hạt về trồng tại xã Tân Sơn (huyện Lục Ngạn) với hơn 500 cây. Sau hơn 2 năm trồng, năm nay một số cây vải thiều đã ra hoa, đậu quả.
Kết quả, vải cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn rất đặc trưng. Đặc biệt, quả không hạt khi trồng thuần còn một số quả hạt lép rất nhỏ do giao phấn. Vụ vải năm 2022, vải không hạt đã cho bói và đạt chất lượng tốt.
VTV.VN
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư