MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hồng Kông có thể sẽ bị Thung lũng Silicon của Trung Quốc "nuốt chửng"

31-08-2018 - 19:28 PM | Tài chính quốc tế

Cây cầu dài nhất thế giới được hoàn thiện thể hiện cho sự thành công của Trung Quốc trong việc "thâm nhập" vào hai đặc khu của mình.

Câu cầu 55km - vắng vẻ một cách kì lạ bởi lễ cắt băng khánh thành sẽ diễn ra vào cuối năm nay - nối giữa Hồng Kông và Macao với 9 thành phố thuộc vùng phía nam Trung Quốc. Cây cầu có sức chứa 29 nghìn xe ôtô và xe tải di chuyển hàng ngày qua vùng biển nhiệt đới.

Cây cầu 15 tỷ USD này là một phần của kế hoạch của ông Tập, nhằm đưa nơi này trở thành khu đô thị công nghệ cao, cạnh tranh với Thung lũng Silicon ở California. Khu vực này có tên vùng vịnh Greater Bay Area - với 67 triệu cư dân - sẽ thúc đẩy nền kinh tế nghìn tỷ USD và cạnh tranh với Nhật Bản, theo HSBC Holdings.

Dự án có thể mang lại sự kết nối hiệu quả hơn giữa sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc, thị trường vốn của Hồng Kông và các sòng bạc ở Macao. Albert Wong, CEO của Hong Kong Science and Technology Parks Corp, cho hay: "Hồng Kông cần phải đa dạng hoá, nơi này có thể trở thành một San Francisco và còn hơn thế nữa là Thung lũng Silicon của vùng vịnh. Hồng Kông không thể bỏ lỡ cơ hội quý báu này."

Vùng vịnh Greater Bay Area có thể sẽ đóng vai trò chủ chốt cho sự tăng trưởng của Hồng Kông, Macao và Thâm Quyến. Dự án này thành công có thể mang đến điểm thúc đẩy cho Sáng kiến Vành đai, Con đường để hội nhập thương mại và hệ thống cơ sở hạ tầng trên khắp Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.

Các doanh nhân đã quen với việc hoạt động tại cả hai phía biên giới, nói rằng những mối lo ngại về ý định liên quan đến chính trị của Bắc Kinh đã bị thổi phồng. Horace Zheng, phó chủ tịch công ty startup Youibot Robotics, cho biết, anh muốn vùng vịnh Greater Bay Area "cất cánh" có thể mang sản phẩm của mình đến toàn khu vực.

Duncan Turner, giám đốc điều hành của HAX tại Thâm Quyến, nói rằng: "Tôi nên lo lắng về điều gì? Người dân Hồng Kông cần phải cởi mở và bước đến Bay Area để có thể "đón chào" các công ty công nghệ Châu Á, với các nhà máy ở đại lục."

Sự thay đổi này đã khiến vai trò cửa ngõ của quốc gia đông dân nhất thế giới của Hồng Kông đối mặt với áp lực. Nền kinh tế địa phương hiện tại chỉ tương đương với mức dưới 3% của GDP Trung Quốc, so với 19% trong năm 1997.

Macao cũng phải chịu những áp lực tương tự, khi các đại gia Trung Quốc đổ xô đến các sòng bạc tại đây, theo đó là những đợt khủng hoảng do rửa tiền và tháo chạy vốn ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, việc thuyết phục nhiều người Hồng Kông chuyển đến làm việc tại đại lục sẽ đòi hỏi rất nhiều những dự án cầu và đường sắt hàng tỷ USD. Đầu tuần này, Nội các Trung Quốc đã thông báo rằng, người dân Hồng Kông, Macao, cũng như Đài Loan sẽ nhận được chứng minh thư mới cho phép họ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ của đại lục.

Một rào cản lớn khác là mức thuế tối đa 45%, cao gấp đôi tại Hồng Kông. Đó là lý do tại sao một số người ủng hộ vùng vịnh Greater Bay Area lại đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách về chính sách đó.

"Đó không phải là về việc Bắc Kinh "nuốt chửng" Hồng Kông, đó chỉ là một tin đồn vô lý", ông Holden Chow, phó chủ tịch Đảng ủng hộ Bắc Kinh, cho biết, "Hồng Kông cần hội nhập về kinh tế với đại lục và họ cần sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương."

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên