Hồng Kông: Người giúp việc phải ngủ trong nhà vệ sinh
Một nhóm các nhà hoạt động vừa kêu gọi chính quyền Hồng Kông xem xét tình trạng của những người giúp việc sau khi một cuộc điều tra cho thấy họ phải ngủ ngoài ban công, trong nhà bếp, thậm chí cả nhà vệ sinh.
- 12-05-2017Vượt London, bất động sản Hồng Kông dẫn đầu thế giới về độ xa xỉ
- 30-03-2017Bí ẩn đằng sau những tòa cao ốc có lỗ thủng ở giữa tại Hồng Kông
- 10-02-2017Cuộc sống khó tưởng tượng trong những ngôi nhà quan tài ở Hồng Kông
- 04-02-2017Những ngôi nhà "quan tài" ở Hồng Kông, Trung Quốc
- 08-12-2016Cuộc sống khốn cùng trong chuồng cọp dành cho người nghèo ở Hồng Kông
Tổ chức Sứ mệnh đối với người lao động nhập cư (MFMW) hồi năm ngoái phỏng vấn hơn 3.000 lao động nhập cư người Indonesia và Philippines, từ đó phát hiện ra những góc khuất trong cuộc sống thường nhật của họ, đặc biệt là vấn đề chỗ ăn ở.
MFMW đã yêu cầu chính quyền Hồng Kông cấm chủ sở hữu lao động bắt người giúp việc ăn ở trong điều kiện tồi tệ, bao gồm ngủ trong nhà bếp và nhà vệ sinh. Các điều khoản ràng buộc này, theo MFMW, nên được ghi rõ trong hợp đồng lao động.
Người dẫn đầu nhóm điều tra của MFMW, ông Norman Uy Carnay, cho biết: "Đây là những quyền cơ bản của con người. Hợp đồng tuyển dụng lao động hiện tại vẫn còn quá nhiều lỗ hổng".
Người giúp việc Hồng Kông phải ngủ trong tủ và ban công. Ảnh: SCMP
Trong khi các nhà tuyển dụng được yêu cầu cung cấp cho người giúp việc "chỗ ở và trang bị phù hợp" cũng như "sự riêng tư" theo luật định, chỉ có hai trường hợp bị phát hiện cung cấp "chỗ ở không phù hợp". Ông Carnay cho rằng sự mơ hồ này dẫn đến nhiều bất cập khi nhà chức trách muốn áp dụng quy định pháp lý để xử lý các vụ việc vi phạm.
Khoảng 43% những người giúp việc tham gia phỏng vấn cho biết họ không được cấp phòng riêng; 70% phải ngủ chung phòng với trẻ em, người cao tuổi hoặc đồng nghiệp; trong khi 21% "được" ngủ trong phòng khách.
Những người khác phải ngả lưng trong phòng chứa đồ, nhà bếp, tầng hầm, ban công, mái nhà, tủ và phòng thay đồ. Ngoài ra, ít nhất 500 người giúp việc ở Hồng Kông vẫn đang ngủ trong nhà vệ sinh và 14% số người được hỏi cũng thừa nhận họ không thể sử dụng nhà vệ sinh khi cần.
Đối với những người may mắn có phòng riêng, 33% trong số này phải chia sẻ cho các mục đích khác, chẳng hạn như treo quần áo, lưu giữ vật nuôi và hàng hoá.
Một người giúp việc còn phàn nàn: "Tôi không có sự riêng tư vì chủ thường xuyên vào phòng mà không báo trước".
Ông Carnay kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Hồng Kông tham khảo các nước như Áo và Singapore – những nơi đề ra yêu cầu rõ ràng về điều kiện sống.