MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Họp lớp cuối năm, gặp bạn cũ là Giám đốc Fortune 500 khiến tôi nhận ra: Bỏ ngay kiểu nói "gì cũng được", hãy quyết đoán để thành công!

09-02-2024 - 11:04 AM | Sống

Họp lớp cuối năm, gặp bạn cũ là Giám đốc Fortune 500 khiến tôi nhận ra: Bỏ ngay kiểu nói "gì cũng được", hãy quyết đoán để thành công!

Thiếu quyết đoán sẽ làm cản trở bước tiến của bạn.

Bài viết là lời tâm sự của một người đàn ông giấu tên được đăng trên Toutiao (Trung Quốc): 

Thứ Bảy tuần trước, tôi tham dự buổi họp lớp, tôi đã gặp lại một người bạn sau 10 năm. Hiện anh ấy đang là Giám đốc điều hành cấp cao của một công ty nằm trong Fortune 500 và có "startup" riêng.  Chúng tôi đều tò mò và muốn biết làm thế nào anh ấy có được ngày hôm nay. 

Anh bạn chỉ mỉm cười và nói rằng thực ra đó đều là may mắn. Nhưng trong quá trình trò chuyện, tôi nhận thấy một số chi tiết về anh ấy:

Trước khi tốt nghiệp, khi mọi người đang phân vân không biết nên tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học hay đi làm thì anh đã nhận được lời đề nghị từ một công ty Fortune 500. Khi chúng tôi đã đắn đo trong nhiều tháng về việc có nên rời bỏ công việc hiện tại hay không, thì anh ấy dành một tuần để suy nghĩ trước khi gia nhập công ty nước ngoài này. 

Ngay cả việc nhỏ nhặt như gọi đồ ăn, các sinh viên khác xem đi xem lại thực đơn vẫn không biết chọn, còn anh lại không nhìn thực đơn mà trực tiếp gọi món yêu thích. Những chi tiết này khiến tôi hiểu rằng, thành công của anh không phải nhờ may mắn mà là nhờ sự quyết đoán.

Chúng ta thực sự phải đối mặt với đủ loại lựa chọn mỗi ngày, từ ăn gì cho bữa trưa hôm nay cho đến việc có nên chia tay người yêu hay có nên nghỉ việc hay không. Một số người có thể đưa ra những lựa chọn hiệu quả và chính xác, nhưng cũng có nhiều người không thể bỏ được sự do dự.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe thấy những cụm từ "Ăn gì cũng được", "Gì cũng được", "Làm gì cũng được", "Đi đâu cũng được",... Đây thực chất là kiểu tâm lý vướng mắng, ảnh hưởng đến thói quen quyết định, khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội quý.

Họp lớp cuối năm, gặp bạn cũ là Giám đốc Fortune 500 khiến tôi nhận ra: Bỏ ngay kiểu nói

Tại sao bạn không thể bỏ được thói quen thiếu quyết đoán? Suy nghĩ kỹ, tôi thấy có ba lý do: 

- Đầu tiên, về mặt nhận thức, nhiều người thích theo đuổi sự hoàn hảo trong mọi việc

Theo đuổi sự hoàn hảo và yêu cầu tiêu chuẩn 100% khi thực hiện mọi việc là cách làm việc rất tốt. Nhưng khi phải đưa ra quyết định, việc theo đuổi sự hoàn hảo thường sẽ ngăn cản bạn tiến về phía trước. Người theo đuổi sự hoàn hảo hy vọng mình chọn lựa đúng 100%. Và chính yêu cầu 100% này khiến bạn e ngại hoặc không muốn đưa ra lựa chọn.

Không có nhiều sự lựa chọn mà bạn có thể thấy rõ ràng kết quả. Thông thường, chúng ta liên tục điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

- Thứ hai, do thói quen luôn trì hoãn đến giây cuối cùng

Những người có thói quen trì hoãn trong mọi vấn đề. Khi quyết định một vấn đề gì đó, không phải lúc nào quyết định muộn cũng tốt. Trong nhiều trường hợp, thời hạn quyết định càng gần thì càng dễ đưa ra quyết định sai lầm, thậm chí bỏ cuộc.

- Thứ ba, về mặt tâm lý bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc ngắn hạn

Nghiên cứu tâm lý đã xác nhận rằng một người càng giàu cảm xúc thì mức sống của anh ta càng thấp. Khi đứng trước những lựa chọn, họ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý bởi những cảm xúc ngắn hạn, sự nhạy cảm và nghi ngờ thường xuất hiện trong tâm trí.

Những cảm xúc này trực tiếp khiến bạn giảm đi sự sẵn sàng đưa ra quyết định, tất cả những gì bạn quan tâm là những gì người khác nghĩ chứ không phải mong muốn của bạn. 

Họp lớp cuối năm, gặp bạn cũ là Giám đốc Fortune 500 khiến tôi nhận ra: Bỏ ngay kiểu nói

(Ảnh minh họa)

Quyết đoán - Chìa khóa của sự thành công

Vậy làm thế nào chúng ta có thể trở nên quyết đoán hơn, bạn có thể tham khảo những mẹo sau. 

1. Học cách quản lý kỳ vọng và nâng cao hiệu quả ra quyết định

Nhiều khi lý do trì hoãn việc đưa ra quyết định là do không thể đánh giá được kỳ vọng dẫn đến việc không thể đưa ra lựa chọn cuối cùng. Vì vậy, điều quan trọng là quản lý kỳ vọng sau mỗi lựa chọn.

Chẳng hạn, bạn đang băn khoăn có nên chuyển từ việc hiện tại sang copywriter hay không thì tốt nhất là đừng nghỉ việc ngay mà hãy tìm việc copywriter để thử sức. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng hoặc bạn bè, từ đó điều chỉnh phương pháp. Ngoài ra, trong quá trình thử việc, bạn nên đảm bảo hoàn thành công việc chính bởi trước khi chính thức chuyển nghề, bạn vẫn phải có nguồn thu để sống. 

Bạn cũng cần thiết lập cơ chế thoát hiểm nếu có vấn đề, chuẩn bị cho trường hợp tồi tệ nhất. Chẳng hạn khi thay đổi nghề nghiệp, bạn cần dự tính tình huống xấu nhất như thu nhập thấp, loay hoay phương hướng. Cách thiết lập cơ chế này là một kiểu quản lý kỳ vọng. 

2. Phá bỏ lối suy nghĩ hạn hẹp và làm phong phú các lựa chọn

Tư duy hạn hẹp có nghĩa là việc chúng ta giới hạn bản thân trong phạm vi rất hẹp và nhỏ mà không nghĩ đến những khả năng nằm ngoài phạm vi lựa chọn đó.

Trong cuộc sống, chúng ta thường trả lời "có" hoặc "không" để đưa ra lựa chọn. Ví dụ bạn có nên thay đổi công việc không? Bạn có muốn chia tay với người yêu không? Cách lựa chọn này thực chất là kiểu tư duy hạn hẹp và khép kín mà bạn cần thay đổi. 

- Hãy so sánh chi phí/cơ hội: Chẳng hạn nếu chỉ nghĩ nên bỏ ra 1 triệu đồng để mua đôi giày hay không, bạn có thể tư duy thêm: "Nếu bỏ ra 1 triệu đồng để mua giày, ăn 1 bữa lẩu hay đăng ký khóa học, cái nào đem lại lợi ích hơn?". Đây là giá trị của việc so sánh chi phí/cơ hội, cho phép bạn suy nghĩ sáng tạo và đưa ra quyết định tốt hơn. 

- Lựa chọn giả định: Một cách khác để vượt qua lối suy nghĩ hẹp hòi là đưa ra những lựa chọn giả định. Chẳng hạn nếu bạn đang suy nghĩ có nên dùng 1 triệu đồng để mua đôi giày mới hay không. Nếu câu trả lời là "có", hãy suy nghĩ thêm bạn nên mua của hãng Adidas hay Nike. Còn nếu câu trả lời là "không", hãy nghĩ sẽ dùng số tiền đó mua sách vở, nước hoa hay khóa học,... Khi phá vỡ lối suy nghĩ hạn hẹp, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn và không rơi vào tình thế không thể lựa chọn. 

Họp lớp cuối năm, gặp bạn cũ là Giám đốc Fortune 500 khiến tôi nhận ra: Bỏ ngay kiểu nói

(Ảnh minh họa)

3. Mở rộng tầm nhìn dài hạn, bớt lo lắng khi đưa ra quyết định

Nỗi sợ hãi khi đưa ra quyết định đôi khi xuất phát từ việc thiếu tự tin và lo lắng rằng sau khi đưa ra quyết định sẽ không đáp ứng được mong đợi. Cảm giác lo lắng này sẽ làm giảm khả năng sẵn sàng đưa ra quyết định của bạn.

- Quy tắc 10-10-10: Cựu biên tập viên Tạp chí Kinh doanh Harvard Suzy Welch từng đề xuất quy tắc 10-10-10, nghĩa là dựa trên 3 khung thời gian khác nhau. Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào về quyết định này sau 10 phút, 10 tháng và 10 năm nữa? Sử dụng quy tắc này thực chất là đặt quyết định hiện tại vào một góc nhìn lâu dài của cuộc sống. Cách làm này giúp bạn có thể đưa ra quyết định táo bạo, bớt sợ hãi. 

- Tùy chọn cố định: Nhìn từ góc độ lâu dài, một số lựa chọn của chúng ta thực ra không có tác động gì đáng kể, nhưng nếu chỉ nhìn vào hiện tại, bạn cho rằng đây là quyết định rất quan trọng. Nếu chúng ta có thể nhận ra rằng, có nhiều lựa chọn thực sự không mấy quan trọng, chúng ta có thể quyết định nhanh chóng mà không cần suy nghĩ mọi lúc. 

Chẳng hạn như người sáng lập Facebook Zuckerberg từng giải thích, lý do anh mặc quần áo đơn điệu là để đơn giản hóa cuộc sống, để không phải tốn quá nhiều sức lực, thời gian cho việc lựa chọn.

Theo Toutiao


Theo Ứng Hà Chi

Đời Sống Pháp Luật

Trở lên trên