Họp lớp sau 20 năm ra trường giúp tôi nhận ra: Số dư trong tài khoản là vũ khí giúp bạn chống lại rủi ro
Chăm chỉ kiếm tiền, có một khoản tích cóp nho nhỏ, chưa chắc mang lại cho bạn một niềm vui tuyệt đối. Nhưng ít nhất nó có thể giúp bạn giải quyết phần lớn các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tiệm cận với tương lai hạnh phúc hơn.
- 04-10-2023Một quốc gia Đông Nam Á vào top nơi người dân sống thọ nhất thế giới: Bí quyết bắt đầu từ 5 phương pháp đơn giản
- 03-10-2023Loài cá là "lộc trời ban" của Việt Nam, biết leo cây, chạy nhảy trên cạn: Giá lên đến hơn nửa triệu đồng/kg
- 02-10-2023Tuổi 30, tỷ tỷ Chi Pu có gì? ‘Villa trên cao’ giá 100 tỷ đồng, kinh doanh phở 200k/bát gây sốt xứ tỷ dân
Mặc dù một số người luôn so sánh họp lớp như một buổi hội chợ, nơi để mọi người khoe tài sản và so sánh lẫn nhau. Dẫu vậy, Khương Hà vẫn rất muốn tham gia bữa tiệc kỷ niệm sau 20 năm ra trường. Và cô đã phải thừa nhận rằng mọi bài học của cuộc sống đều được cô đọng trong buổi gặp gỡ hôm đó.
“Những cuộc đời khác nhau của các bạn cùng lớp đã cho tôi nhiều hiểu biết sâu sắc”, Khương Hà đã viết trên trang cá nhân của mình.
Tiền là vũ khí giúp bạn chống lại rủi ro
Cuộc sống có một chân lý: Tiền không mua được sức khoẻ nhưng có thể mang đến cho bạn một bữa ăn dinh dưỡng và điều kiện y tế hiện đại nhất.
Ngay từ thời đi học, Trần Phái nổi tiếng chi tiêu hoang phí trong lớp. Đến cuối tháng, anh thường phải vay mượn mọi người trong lớp để sống qua ngày. Sau khi tốt nghiệp, anh tìm được một công việc lương cao nhưng vẫn không thể thay đổi được thói quen cũ. Anh vẫn phải chật vật vào những ngày cuối tháng.
Bản thân Trần Phái khá vui vẻ với cuộc sống hiện tại như vậy. Anh không bao giờ quan tâm khi mọi người cố gắng thuyết phục mình nên có khoản tiết kiệm nhằm đề phòng trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, Trần Phái kể rằng một biến cố ập đến đã khiến anh phải thay đổi cách nghĩ và cách sống.
3 năm trước, cha anh đột ngột bị bệnh và phải cần tiền để phẫu thuật. Gia đình đã gom góp khắp mọi nơi nhưng vẫn thiếu một khoản lớn. Lúc này anh bắt đầu lo lắng bởi đi làm đến gần chục năm, thu nhập cũng ổn nhưng không có đến một khoản tiết kiệm.
Nhiều người biết anh chi tiêu hoang phí nên không muốn cho Trần Phái vay. Phải hỏi đến cả 20 người, anh mới gom đủ số tiền còn thiếu để chữa bệnh cho bố.
Trong suốt những ngày tháng nằm viện, mọi chi phí anh đều phải tiết kiệm một cách tối đa. Nhiều loại thuốc đắt tiền được bác sĩ giới thiệu sẽ chữa trị hiệu quả hơn nằm ngoài bảo hiểm. Song do ngân sách giới hạn nên anh đều phải từ chối. Thậm chí, bữa ăn cho bố trong những ngày tháng nằm viện anh cũng phải cân đối.
Sau thời gian đó, Trần Phái mới hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm và không còn tiêu tiền bừa bãi nữa. Trong một vài năm trở lại đây, nhờ chi tiêu hợp lý hơn, anh dần có được khoản tiết kiệm nhỏ.
Người đàn ông này cho biết kể từ khi biến cố đó xảy ra, anh cảm nhận được sự hoang mang khi không có tiền tiết kiệm. Cho đến bây giờ, khi có chút tiền tiết kiệm, anh dần tự tin hơn. Vậy nên đôi khi những con số trong thể ngân hàng có thể cứu mạng bạn bất kỳ lúc nào.
Chăm chỉ kiếm tiền, có một khoản tích cóp nho nhỏ, chưa chắc mang lại cho bạn một niềm vui tuyệt đối. Nhưng ít nhất nó có thể giúp bạn giải quyết phần lớn các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tiệm cận với tương lai hạnh phúc hơn. Những lúc không có tiền, bạn sẽ hiểu ra rằng, tiền không chỉ là nguồn bảo đảm để bạn ăn ngon mặc đẹp, mà còn là vũ khí chống lại rủi ro.
Khi cuộc sống đang ở điểm thấp nhất, mỗi bước tiến đều là bước ngoặt
Cuộc đời giống như một đồ thị hình sin, với các đỉnh và đáy luôn xen kẽ. Ít người có được cuộc sống thuận buồm xuôi gió.
Bạn cùng lớp của Khương Hà, anh Tự Khải bắt đầu kinh doanh riêng 2 năm sau khi tốt nghiệp. Cửa hàng của anh kinh doanh rất tốt và phát triển nhanh chóng. Anh được mọi người trong lớp biết đến là một trong những cá nhân thành đạt.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát cách đây 3 năm, công việc kinh doanh của anh lao đốc. Chỉ trong vòng 6 tháng, anh đã phải bán xe, bán nhà mà vẫn nợ đến hàng trăm nghìn NDT. Thấy cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn, vợ của Tự Khải đã khuyên anh nên từ bỏ sự nghiệp và xin làm tại một công ty nhằm có thu nhập ổn định.
Dẫu có chán nản tuy nhiên, người đàn ông này nhất định không chịu bỏ cuộc. Kiên trì với sự nghiệp mình gây dựng và tích cực tìm cách thay đổi. Tình cờ sau khi chuyển từ hình thức bán hàng offline sang online, công việc kinh doanh của anh dần được phục hồi.
Với những thăng trầm đã đi qua, trong bữa tiệc họp lớp ngày hôm đó, anh phải thừa nhận với các bạn của mình rằng chỉ cần bạn không bỏ cuộc thì mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua.
Mọi người đều sợ gặp thất bại và có suy nghĩ việc bị rơi xuống đáy giống như một thảm hoạ. Đa số mọi người cho rằng việc rơi xuống đáy đó khó có thể đi lên. Vì thế, mọi người chấp nhận sống cuộc đời chán nản ở phía dưới đó.
Song vẫn có người cố gắng hết sức để thoát ra khỏi hố sâu. Bởi họ hiểu được quy luật vận hành của thế giới này: Khi bạn không thể chịu thua được nữa thì đó là lúc bạn gặt hái được thành công.
Vậy nên chỉ cần bạn tiếp tục cố gắng và làm việc chăm chỉ. Cuối cùng bạn cũng có thể vượt qua được đáy sâu để tìm thấy tương lai tốt hơn.
Phụ nữ số