HS nghèo Quảng Trị từng bị Mỹ từ chối cấp visa đã giành giải 3 quốc tế, giải đặc biệt của Viện kỹ nghệ điện tử toàn cầu
Tin vui này khiến những người dõi theo Phạm Huy và thầy giáo hướng dẫn Lê Công Long vỡ òa hạnh phúc. Hai thầy trò Huy từng bị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hai lần từ chối cấp visa sang Mỹ tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2017.
- 24-02-2017Chuyện chàng trai nghèo, lão ăn xin và một đồng xu: Bài học cuộc sống ý nghĩa ai cũng nên biết nếu muốn thành công
- 03-01-2017Chàng trai 24 tuổi vừa khởi nghiệp vừa du lịch: Tuổi trẻ đừng lựa chọn ổn định
- 26-12-2016Câu chuyện thất bại của chàng trai 25 tuổi và bài học: Nỗ lực giúp đỡ cộng đồng, thành công sẽ tìm đến bạn
Mới đây, thầy Lê Công Long, giáo viên trường THPT Thị Xã Quảng Trị, người hướng dẫn của học sinh Phạm Huy (học sinh lớp 11, sống tại Quảng Trị) tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF 2017) tại California, Mỹ diễn ra vào giữa tháng 5 vừa qua, bất ngờ thông báo tin vui.
Thầy Long viết: "Chúc mừng em Phạm Huy với đề tài Cánh tay robot cho người khuyết tật điều khiển bằng chân mang thương hiệu Huy Long đã giành giải 3 quốc tế lĩnh vực kỹ thuật điện tử Robot và máy thông minh, đạt giải đặc biệt của tổ chức IEEE (Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử có hơn 350.000 thành viên trên khắp thế giới). Với kết quả này, em là thành viên có kết quả cao nhất của đoàn Intel Iseft Việt Nam năm nay. Em đã làm rạng danh cho Việt Nam, cho tỉnh, gia đình và nhà trường. Em đã chiến đấu hết mình và đã không phụ lòng mong mỏi của thầy".
Thông báo từ thầy Long khiến những người dõi theo câu chuyện của hai thầy trò bị từ chối cấp visa sang Mỹ vỡ òa hạnh phúc.
Thông tin từ thầy Long khiến nhiều bạn bè, thầy cô, những người dõi theo Phạm Huy trong suốt hành trình từ lúc đoạt giải thưởng trong nước đến khi có cơ hội thi quốc tế, vỡ òa vui sướng và hạnh phúc thật sự.
Nhiều lời chúc mừng được gửi đến thầy và trò trường THPT Thị Xã Quảng Trị, ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ. Trên Facebook cá nhân, Phạm Huy cũng bày tỏ niềm vui khi đăng ảnh chiếc huy chương mình nhận được sau kỳ thi đầy căng thẳng và sóng gió Intel ISEF 2017.
Chúng tôi gọi kỳ thi của Phạm Huy căng thẳng không bởi cậu học trò đến từ Việt Nam phải "chiến đấu" với những đối thủ rất mạnh đến từ các nước có nền Khoa học kỹ thuật phát triển từ Âu đến Á mà nam sinh này từng bị Mỹ từ chối visa đến 2 lần, suýt không được tham dự kỳ thi năm nay.
Chuyện Phạm Huy và thầy Lê Công Long suýt không thể đến Mỹ tham dự kỳ thi Intel ISEF 2017 khiến cộng đồng giáo dục Việt dậy sóng vào ngày 11/5 vừa qua.
Phạm Huy, tác giả của dự án "Cánh tay robot cho người khuyết tật" súy không được dự thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2017 vì không được cấp visa đến Mỹ. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM
Tháng 3/2016, Phạm Huy - tác giả của dự án "Cánh tay robot cho người khuyết tật" xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Bắc năm học 2016-2017.
Một tháng sau, Bộ GD&ĐT cử 2 hai thầy trò là Lê Công Long và Phạm Huy tham dự cuộc thi Intel ISEF 2017 tại Mỹ vào giữa tháng 5. Tuy nhiên, khi tham gia phỏng vấn đi Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Phạm Huy cùng giáo viên hướng dẫn, thầy Long bị từ chối cấp visa vì ký do: Không đủ điều kiện. Không bỏ cuộc, cậu học trò Quảng Trị và thầy giáo tiếp tục ra Hà Nội phỏng vấn đi Mỹ lần 2 nhưng kết quả vẫn là: Không đủ điều kiện cấp visa.
Tưởng như mọi cơ hội đi Mỹ của Phạm Huy và thầy Long đã khép lại thì bất ngờ vào trưa 13/5, Phạm Huy vui mừng thông báo mình đã được Đại sứ quán Mỹ đồng ý cấp visa để sang Mỹ tham dự cuộc thi Intel ISEF 2017.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có mẹ làm nghề bán quần áo ở chợ TX. Quảng Trị, còn bố làm nghề sửa chữa xe máy ở quê, Phạm Huy được bạn bè nhận xét là người hòa động, tốt bụng, học giỏi. Dự án "Cánh tay robot cho người khuyết tật" được Phạm Huy ấp ủ từ năm lớp 9, đến lớp 10 cậu bạn bắt đầu mày mò chế tạo với mong muốn giúp đỡ những nạn nhân bom mìn, tai nạn sớm khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập với xã hội.
Trí thức trẻ