HSBC đưa ra nhiều dự báo về định hướng chính sách tiền tệ, lạm phát và tăng trưởng GDP Việt Nam
Ảnh: GettyImages
Theo HSBC, dù rằng có một số rủi ro lạm phát tăng cao, việc giá cả thực phẩm không tăng nóng tại Việt Nam sẽ giúp lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát.
- 10-03-2021Bộ Công Thương có công văn hỏa tốc yêu cầu rà soát việc phát triển điện mặt trời
- 10-03-2021Đến năm 2030, điện gió ngoài khơi đạt từ 1,45% đến 2% tổng công suất điện
- 10-03-2021Sẽ "siết" giá điện mặt trời áp mái tới 30%?
Hôm nay, ngân hàng HSBC công bố báo cáo mới trong đó đưa ra một số nhận xét và nhận định về tình hình diễn biến giá cả, lạm phát và kinh tế Việt Nam. Dưới đây là một số nội dung tóm tắt:
Theo HSBC, dù rằng có một số rủi ro lạm phát tăng cao, việc giá cả thực phẩm không tăng nóng tại Việt Nam sẽ giúp lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát.
HSBC dự báo lạm phát sẽ ở mức trung bình 3% trong năm 2021,dưới mức trần 4% theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), chính vì vậy SBV sẽ có khả năng duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Dù rằng xuất khẩu tăng trưởng tốt, làn sóng Covid-19 thứ 3 đang cản trở phần nào sự phục hồi của kinh tế nội địa. HSBC dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ tăng trưởng 7%.
Theo phân tích của HBSC, dù rằng trong tháng 2/2021, lạm phát tại Việt Nam tăng cao so với cùng kỳ, lạm phát nói chung sẽ vẫn ổn định. Giá thực phẩm đang hạ nhiệt đà tăng bởi giá thịt lợn được bình ổn, vì vậy tác động của giá dầu cao cũng giảm bớt đi.
Cùng lúc đó, lạm phát phía cầu sẽ hồi phục lại tuy nhiên sẽ tăng trưởng ở tốc độ chậm hơn bớt xét đến việc tình hình thị trường lao động vẫn còn khó khăn.
Diễn biến tỷ giá tiền đồng ổn định trong những năm gần đây làm giảm đi những lo lắng tỷ giá cao dẫn đến làm tăng CPI. HSBC dự báo tỷ giá tiền đồng/USD ở mức 23.100 đồng/USD ở thời điểm cuối năm 2021.
Nhìn chung, HSBC dự báo lạm phát Việt Nam sẽ trung bình ở mức khoảng 3% trong năm 2021, dưới mức trần 4% của SBV. Khi mà lạm phát không phải là mối lo, SBV sẽ có khả năng không thay đổi chính sách tiền tệ trong suốt năm 2021.
Gần đây, Việt Nam có đương đầu với đợt bùng dịch Covid-19 mới. Đợt dịch đó tính đến thời điểm hiện tại đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên nó sẽ vẫn hạn chế phần nào tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng. HSBC dự báo GDP Việt Nam năm 2021 sẽ tăng trưởng khoảng 7%, tăng trưởng quý 1/2021 không được như tính toán trước đó.
Một khi Việt Nam vượt qua được những khó khăn hiện tại, Việt Nam sẽ lấy lại được động lực tăng trưởng trước đây. Khi mà triển vọng kinh tế toàn cầu cải thiện, có những lo lắng về tình hình lạm phát.
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) được HSBC trích dẫn trong báo cáo, dịch tả lợn châu Phi đã làm cho 6 triệu con lợn tại Việt Nam chết, tuy nhiên tổng số con lợn tại Việt Nam vẫn tăng lên hơn 26 triệu, tương đương với khoảng 85% quy mô đàn trước khi có dịch. Nếu loại bỏ đi các yếu tố biến động trong dịp Tết Nguyên đán, giá thịt lợn chỉ tăng 0,7% trong 2 tháng đầu của năm 2021.
Giá ngũ cốc toàn cầu trong khi đó tăng lên. Vài tháng trở lại đây, giá gạo cũng tăng đáng kể, nguyên nhân chính bởi một số yếu tố mùa vụ khi nguồn cung hạn chế và tình hình thời tiết tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long kém thuận lợi.
Tuy nhiên tỷ trọng của giá thực phẩm trong rổ hàng hóa tính chỉ số CPI lại khá nhỏ, chính vì vậy dù giá cả tăng cũng không ảnh hưởng nhiều.
Theo BizLIVE