Huawei góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế và thu hẹp khoảng cách số
Trong khuôn khổ Hội nghị Các chiến lược nhằm giải quyết khoảng cách số trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ông Michael MacDonald - Giám đốc Kỹ thuật số, Tư vấn trưởng của Huawei châu Á - Thái Bình Dương đã chia sẻ về những nỗ lực của Huawei trong vấn đề này.
Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới kỹ thuật số, được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn cầu, và Châu Á - Thái Bình Dương đang sẵn sàng hưởng lợi đáng kể; nhưng có một nguy cơ thực sự là trong "trận chiến" mới này sẽ tạo ra sự rạn nứt thậm chí còn lớn hơn giữa những người hiểu biết về công nghệ số và những người bị bỏ lại phía sau.
Theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông toàn cầu GSMA, quá trình chuyển đổi số hiện tại của chúng ta có thể khiến khoảng 700 triệu người không được kết nối. Tiếp cận những khu vực xa xôi đầy thử thách này đòi hỏi sự khéo léo, đổi mới và quan trọng hơn là nỗ lực phối hợp của một hệ sinh thái gồm các nhà mạng, nhà cung cấp, chính phủ và ngành.
Với tư cách là nhà cung cấp ICT và là đối tác địa phương để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, Huawei đang phối hợp giữa công nghệ và trách nhiệm xã hội để thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển xanh bền vững theo 3 cách cơ bản.
Tăng cường kết nối ICT để thúc đẩy phát triển cân bằng
Kết nối và đám mây là mạch máu của "trận địa" kỹ thuật số. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của khu vực khác nhau rất nhiều. Chỉ số Kết nối Toàn cầu (GCI) năm 2020 của Huawei, nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của một nền kinh tế bằng cách xem xét sự kết hợp giữa kết nối và năng lực, cho thấy Ấn Độ, Indonesia và Philippines lần lượt xếp hạng 63, 58 và 59 trong số tất cả các quốc gia, trong khi Singapore xếp thứ 2. Theo đánh giá từ từ Ookla Speedtest, tháng 10 năm 2020, Philippines và Indonesia có tốc độ băng thông rộng cố định thấp nhất so với Singapore, Hong Kong, Thái Lan dẫn đầu khu vực. Nhìn rộng hơn, mức độ thâm nhập của đám mây trong khu vực chưa đến 20%, vùng phủ sóng di động 4G cao hơn 50% và FBB (dịch vụ thông tin vệ tinh băng thông rộng) chỉ tiếp cận được một phần ba số hộ gia đình.
Singapore đứng thứ hai trong Huawei GCI 2020, đạt điểm cao hơn mức trung bình trong bốn công cụ hỗ trợ công nghệ lớn
Điều đáng nói là các quốc gia có điểm số cao hơn trong chỉ số GCI của Huawei đã và đang phản ứng với đại dịch COVID-19 nhanh hơn, với GDP bình quân đầu người ở các quốc gia này dự kiến sẽ giảm chậm hơn 50% so với các quốc gia có điểm số GCI thấp hơn.
Theo sáng kiến Tech4All của Huawei, từ năm 2017, chương trình RuralStar của Huawei nhằm cung cấp Internet và kết nối cho các khu vực kém phát triển. Chương trình này đã hợp tác thành công với 12 nhà mạng ở 8 quốc gia, bao gồm cả Thái Lan và Indonesia, trong năm đầu tiên. Phiên bản mới nhất, RuralStar Pro, cung cấp các dịch vụ thoại và băng thông rộng di động cho các ngôi làng xa xôi dân cư thưa thớt nhưng chỉ tiêu thụ 100W.
Băng thông rộng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và Huawei sẽ tiếp tục đổi mới các sản phẩm và giải pháp để mang kỹ thuật số đến mọi người, mọi nhà và mọi tổ chức.
Thu hẹp khoảng cách nhân tài kỹ thuật số thông qua các chiến lược toàn diện
Nghiên cứu của Korn Ferry cho thấy Châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, với việc thiếu hụt khoảng 47 triệu lao động vào năm 2030 và chi phí cơ hội hàng năm là 4,238 nghìn tỷ USD.
Theo Chỉ số Sẵn sàng cho Mạng lưới 2020, việc phân bổ nhân tài trong khu vực không đồng đều. Cụ thể, Singapore xếp thứ 3 trong số 134 quốc gia và Nepal, Campuchia và Bangladesh lần lượt là 113, 104 và 105.
Tại diễn đàn "Công nghệ & Bền vững: Không ai bị lãng quên", do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đồng tổ chức, Chủ tịch Huawei Liang Hua cho biết, "Trình độ công nghệ và kỹ năng số không chỉ là nền tảng cho nền kinh tế số, đó cũng là một quyền cơ bản của con người được xác định bởi Liên hợp quốc."
Tại sự kiện này, Huawei cũng đã công bố khởi động Chương trình Hạt giống cho Tương lai 2.0, với khoản đầu tư 150 triệu USD vào phát triển tài năng kỹ thuật số trong 5 năm tới, mang lại lợi ích cho hơn 3 triệu người. Phát huy sáng kiến toàn cầu này, Huawei Châu Á - Thái Bình Dương có kế hoạch ươm mầm 400.000 tài năng ICT trong khu vực từ Chương trình Hạt giống cho Tương lai và các chương trình khác.
Để tạo điều kiện cho các cơ hội học tập hòa nhập trong thời gian gián đoạn do COVID-19 gây ra, Huawei Singapore đã tham gia UNESCO thông qua chương trình Learn ON để cung cấp các nguồn tài nguyên học tập chất lượng cao. Chương trình Học viện AI ảo này được ra mắt tại Singapore trong năm 2020 và cung cấp 140 bộ khóa học bao gồm Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, 5G và Internet of Things (IoT), hướng đến tất cả các cấp độ người dùng có kỹ năng chuẩn bị cho kỷ nguyên số.
Để giúp mở đường cho bình đẳng giới, Huawei đã ra mắt Xe buýt đào tạo kỹ thuật số (Digital Training Bus) để mang lại lợi ích cho phụ nữ nông thôn ở Bangladesh. Tính đến tháng 12 năm 2019, chương trình này đã đào tạo cho hơn 63.000 phụ nữ tại đây. Huawei đang nỗ lực cung cấp các công cụ và kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho thế hệ chiến binh kỹ thuật số tiếp theo.
Đổi mới để bảo tồn thiên nhiên và đạt được xã hội xanh bền vững
Đây là hành tinh duy nhất mà chúng ta có, và chúng ta cần phải bảo vệ nó. Hiện 1 triệu loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Biến đổi khí hậu đang ngày càng làm gia tăng các thảm họa thiên nhiên, các đại dương của chúng ta bị ô nhiễm gấp 10 lần so với 4 thập kỷ trước, và đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, tự nó đang tan chảy.
Huawei đã phát hành Báo cáo Bền vững hàng năm trong 13 năm liên tiếp. Báo cáo mới nhất nêu bật cam kết và tiến bộ của Huawei trong năm qua trong 4 chiến lược về tính bền vững: tiếp cận kỹ thuật số, bảo mật và độ tin cậy, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái lành mạnh và hài hòa.
Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Huawei đã và đang tăng cường đầu tư vào các giải pháp xanh bền vững, tận dụng sản xuất điện sạch, giao thông vận tải điện và lưu trữ năng lượng thông minh.
Đối với ngành năng lượng số, Huawei đã thúc đẩy 93 trong số 100 nhà cung cấp hàng đầu đặt mục tiêu giảm thiểu carbon. Điển hình như là sản lượng điện hàng năm của các nhà máy điện năng lượng mặt trời PV trong khuôn viên của Huawei đã đạt 12,6 triệu miliwatt và các giải pháp năng lượng mặt trời thông minh tương tự đã được triển khai tại Sân bay Changi Singapore, Viện Công nghệ Indonesia Sumatera và Sân bay Quốc gia Thái Lan. Giải pháp Huawei FusionSolar Solution đã hỗ trợ Tập đoàn Sunseap, nhà cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời, xây dựng các trang trại điện mặt trời nổi ngoài khơi hàng đầu thế giới ở Singapore.
Tận dụng công nghệ để bảo vệ môi trường với nhiều đối tác, trong đó có chương trình Rainforest Connection, Huawei đã thành công trong việc giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc cải thiện đáng kể dấu chân năng lượng (energy footprints) của thiết bị viễn thông. Huawei cũng đã hỗ trợ bảo vệ rừng nhiệt đới và các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Philippines và Malaysia bằng cách kết hợp công nghệ đám mây và AI và các thiết bị cảm biến sử dụng năng lượng mặt trời để ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp và săn trộm động vật. Huawei thậm chí còn đóng một vai trò trong việc ngăn chặn thảm họa thiên nhiên với các hệ thống cảnh báo sớm và phân tích dự đoán.
Các giải pháp này sẽ giúp thúc đẩy phát triển xanh ở Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các giải pháp xanh bền vững, tiết kiệm năng lượng và phát triển kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành công nghiệp.
Việc áp dụng công nghệ số tuân theo quy luật lợi nhuận ngày càng tăng, có nghĩa là chúng ta càng triển khai và sử dụng nó, sản lượng kinh tế và phúc lợi của tất cả những người tham gia càng lớn theo cấp số nhân. Tuy nhiên, đã đến lúc cần gióng một hồi chuông cảnh tỉnh để ngăn chặn khoảng cách kỹ thuật số ngày càng tăng. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải bắt đầu với việc tiếp cận công bằng với các dịch vụ kỹ thuật số và phát triển kỹ năng đặc biệt tập trung vào việc kết nối những người không được kết nối. Trong suốt quá trình này, chúng ta phải cảnh giác hơn nữa trong việc bảo vệ thế giới của chúng ta với sự phát triển bền vững xanh.
Việc tái tạo thế giới của chúng ta trong không gian kỹ thuật số có ích gì nếu chúng ta không thể ở bên cạnh để tận hưởng nó?