Hung tin cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tương lai đầy bất trắc này là số phận chung của các quốc gia phát triển?
Các nhà kinh tế cảnh báo, khi nhân khẩu học đứng trên bờ vực là đồng nghĩa với một tương lai của sự thiếu hụt, giá cả leo thang và thậm chí là thuế cao.
- 24-12-2021Những dấu chân bí ẩn xuất hiện trong trung tâm thương mại, khách hàng hiếu kỳ còn nhân viên bán hàng lại vô cùng phấn khích
- 24-12-2021Giữa cơn sốt, Trung Quốc tuyên bố thành lập tập đoàn khủng để bảo vệ “ngai thống trị” thị trường đất hiếm toàn cầu
- 24-12-2021Từ hiện tượng bất thường đến những sự kiện rung chuyển nền kinh tế, khủng hoảng chuỗi cung ứng dạy cho thế giới bài học sâu sắc: Không phải muốn gì cũng có
Nước Đức từ lâu đã dần đầu xu thế cải tiến kỹ thuật và sản xuất. Giờ đây, quốc gia này đang đứng trên bờ vực của nhân khẩu học. Điều này có thể gây tác động xấu lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu, gây áp lực lên hệ thống lương hưu và đẩy lạm phát nước này lên cao hơn trong nhiều năm tới.
Các nhà kinh tế dự báo lực lượng lao động của Đức có thể đạt đỉnh vào năm 2023 và sau đó giảm còn 5 triệu người vào cuối thập kỷ này. Các nhà kinh tế cho biết, khi đại dịch làm trầm trọng thêm xu hướng này, việc thế hệ baby boomers (những người sinh từ năm 1946-1964) sắp nghỉ hưu lại càng thúc đẩy cuộc khủng hoảng lao động.
Đức là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu có tỷ lệ sinh giảm mạnh sau Thế chiến II, tức là ngay từ thập niên 1970. Điều này có nghĩa là số phận của Đức cũng là số phận chung của các nền kinh tế phát triển khác hiện vẫn chưa đạt đỉnh trên biểu đồ nhân khẩu học.
Theo Cục Thống kê Lao động, lực lượng lao động Mỹ dự kiến sẽ tăng từ 161 triệu người vào năm 2020 lên khoảng 170 triệu người vào năm 2030. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó, hầu hết những người thuộc thế hệ baby boomer sẽ đến tuổi nghỉ hưu, hạn chế sự tăng trưởng của lực lượng lao động.
Các xu hướng về văn hoá xã hội cũng đang làm phức tạp thêm vấn đề. Đức đã có số giờ làm việc tính trên đầu ngươi thấp nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Ngoài ra, theo số liệu của OECD, năm 2019 chỉ có 57% phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, ít hơn 67% so với nam giới và thấp hơn so với Mỹ cũng như các nước châu Âu khác.
Deutsche Bank cho biết, nhiều phụ nữ giảm giờ làm việc sau khi sinh vì số lượng người chăm sóc trẻ hạn chế và các quy định phân chia thuế cho phép các cặp vợ chồng có chênh lệch lớn về thu nhập được đánh thuế thấp hơn.
Hành động của Đức
Cuộc khủng hoảng có thể đảo ngược hoàn toàn một số tiền đề cốt lõi trong chính sách kinh tế, sau khi chính phủ ở các quốc gia phát triển tập trung vào việc tạo việc làm để ngăn chặn tình trạng thất nghiệp.
Trong một thế giới khan hiếm lao động, các nhà kinh tế cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy tăng trường và chống lạm phát.
Chính phủ liên minh mới của Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz gọi tình trạng thiếu lao động là một trong những trở ngại lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Các quan chức đang tìm cách nâng cao tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ.
Đức cũng khuyến khích công dân của mình làm việc lâu hơn trước khi nghỉ hưu và tự do hoá các quy định di cư và quyền công dân. Chính phủ sẽ tiến hành giúp người di cư hòa nhập và tạo điều kiện tiếp cận nhanh chóng cho con em họ đến trường.
Các công ty gặp khó khăn trong tuyển dụng cũng đang đưa ra nhiều đãi ngộ như trợ cấp bữa ăn, nhà trẻ tại công ty hoặc các ưu đãi tài chính để giữ người lao động lớn tuổi ở lại làm việc lâu hơn.
Theo một cuộc khảo sát của ngân hàng nhà nước KfW và Viện nghiên cứu kinh tế Ifo, vào đầu quý IV, tình trạng thiếu hụt công nhân lành nghề đã cản trở hoạt động kinh doanh của 43% công ty Đức.
Để thu hút người lao động, thành phố Hoyerswerda, miền đông nước Đức, nơi dân số đang giảm dần, đang tổ chức một tour du lịch bằng xe buýt có tên "Ca muộn", nơi những người trẻ tuổi và cha mẹ của họ đội mũ bảo hộ và đến thăm các công ty kỹ thuật trong khu vực. Thị trưởng thành phố Torsten Ruban-Zeh cho biết chính quyền cần làm gì đó vì nhiều người sắp nghỉ hưu mà thành phố lại thiếu vắng những người trẻ để thay thế.
Các công ty Đức đang cung cấp các đãi ngộ như trợ cấp bữa ăn hoặc khuyến khích tài chính để giữ chân người lao động lớn tuổi.
Tác động sâu sắc của khủng hoảng nhân khẩu học
Theo Deutsche Bank, khủng hoảng nhân khẩu học có thể đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng từ gần gấp đôi tốc độ trước đại dịch xuống dưới 0,75% vào năm 2025. Do đó, điều này làm giảm khả năng phục hổi theo chu kỳ, khả năng của nền kinh tế trong việc hấp thụ cú sốc, khiến việc thanh toán nợ khó khăn hơn.
Các vấn đề về nhân khẩu học cũng khiến chương trình hưu trí pay-as-you-go mà người Đức kỳ vọng trở nên không bền vững. Nhà nước đang bổ sung bằng doanh thu thuế, nhưng các nhà kinh tế cho rằng sẽ sớm cần những khoản đóng góp cao hơn và mức chi trả thấp hơn. Theo Jörg Krämer, nhà kinh tế trưởng tại Commerzbank, Đức chi hơn 100 tỷ euro (112,87 tỷ USD), tương đương với khoảng 1/4 ngân sách liên bang của nước này, cho chương trình hưu trí pay-as-you-go và có thể tăng lên một nửa ngân sách vào năm 2040.
Do nguồn cung lao động giảm dẫn đến tiền lương tăng, các nhà kinh tế cũng cảnh báo rằng lạm phát có thể tăng lên, tạo thêm một "nút thắt cổ chai" lớn khác trong nền kinh tế vốn đang đối mặt tình trạng thiếu hụt chip điện tử, thép, vật liệu xây dựng và giá năng lượng tăng.
Không một lĩnh vực kinh tế nào có thể thoát khỏi tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng. Nhiều nhân viên chính phủ sẽ nghỉ hưu trong thập kỷ tới và các ngành quan trọng như công nghệ thông tin và y tế cũng đang thiếu các chuyên gia và các y bác sĩ.
Tham khảo WSJ