MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hút vốn FDI nhanh nhờ thương chiến Mỹ - Trung, áp lực lớn với ngành điện

"Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường năng lượng mặt trời trên mái nhà vào năm 2019 là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đã tiến hành đa dạng hóa sản xuất điện, với sự nhấn mạnh vào năng lượng tái tạo như là giải pháp chính", ông Gavin Smith, Giám đốc phát triển bền vững của Dragon Capital tại TPHCM đánh giá.

Việt Nam đang nỗ lực chống lại một cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra, với nguy cơ thiếu điện trong nghiêm trọng vòng 2 năm tới. Thiếu năng lượng sẽ cản trở kinh tế Việt Nam trong tương lai gần, mặc dù đang giữ vị trí là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất châu Á.  

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo rằng tình trạng thiếu điện có thể xảy ra ngay sau năm 2021 và kêu gọi các cơ quan ban ngành đẩy nhanh các dự án nhà máy đang bị đình trệ. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chủ yếu dựa vào sản xuất nên sử dụng năng lượng rất lớn. Và sản xuất sẽ còn mở rộng hơn khi Việt Nam được coi là nơi trú ẩn và hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Việt Nam sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, dẫn đến thiếu hụt năng lực sản xuất.

Andrew Harwood, giám đốc nghiên cứu của nhóm dầu khí tại Wood Mackenzie ở Singapore cho biết, nguồn cung cấp tiềm năng từ nguồn dự trữ dầu khí trong nước của Việt Nam đã gặp phải nhiều thách thức và bị chậm trễ. Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai như thế nào thực sự là một câu hỏi lớn.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào than đá, dầu nhiên liệu và thủy điện cho điện năng. Tuy nhiên, một số dự án như vậy đã bị trì hoãn trong những năm gần đây. 

Theo các nhà phân tích ngành công nghiệp năng lượng, Việt Nam đang đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống năng lượng mặt trời, nghiên cứu nhập khẩu khí đốt hóa lỏng quy mô lớn và xem xét nhập khẩu điện từ các nước láng giềng.  

Đầu tháng này, một nhà máy năng lượng mặt trời trị giá 391 triệu USD, lớn nhất Đông Nam Á, đã bắt đầu hoạt động tại Tây Ninh. EVN cho biết hồi tháng trước rằng hơn 4.000 hộ gia đình đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà trong 3 tháng qua với tổng công suất 200MW. 300MW nữa sẽ được tăng cường vào cuối năm 2019.  

"Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường năng lượng mặt trời trên mái nhà vào năm 2019 là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đã tiến hành đa dạng hóa sản xuất điện, với sự nhấn mạnh vào năng lượng tái tạo như là giải pháp chính", ông Gavin Smith, Giám đốc phát triển bền vững của Dragon Capital tại TPHCM đánh giá. 

Tuy nhiên, ông nói thêm: "Vẫn còn phải xem liệu sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo kể từ năm 2018 có đủ để chống lại nguy cơ thiếu điện trong 3 năm tới hay không. Vấn đề năng lượng đang kìm hãm sự tăng trưởng của nhiều nền kinh tế đang phát triển khác. Nam Phi đã phải đối mặt với tình trạng mất điện thường xuyên vì Eskom đã không đầu tư đủ công suất trong những năm gần đây để theo kịp nhu cầu năng lượng".  

Nhu cầu về điện ở Việt Nam đang tăng trung bình khoảng 9% một năm, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Khí thiên nhiên LNG cũng có thể là một giải pháp cho nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, khí hóa lỏng sẽ không phải là một giải pháp đủ kịp thời để chống lại khủng hoảng năng lượng, bởi Việt Nam sẽ cần xây dựng cơ sở hạ tầng, các trạm xử lý cần thiết cho loại năng lượng này.  

Hoàng An

Financial Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên