Huyện có diện tích lớn nhất Việt Nam
Đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích lớn nhất Việt Nam nằm tại khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- 16-03-2023Cần Thơ sẽ đầu tư 180.000 tỷ đồng phát triển công nghiệp
- 15-03-2023Địa phương có cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
- 14-03-20234 loại khoáng sản Việt Nam có trữ lượng thuộc top 5 lớn nhất thế giới
Cụ thể, theo Cổng thông tin điện tử huyện Tương Dương (Nghệ An), địa phương này có tổng diện tích tự nhiên 2.811 km2, là đơn vị hành chính cấp huyện lớn nhất cả nước.
Tương Dương là một trong bốn huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, có 18 xã, thị trấn; kinh tế chủ yếu ngành nông, lâm, thủy sản và công nghiệp.
Ở phía Bắc và Tây Bắc, huyện giáp nước Lào và huyện Quế Phong; phía Nam và Tây Nam giáp nước Lào; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Con Cuông; phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn. Tương Dương có chiều dài đường biên giới với Lào gần 58 km.
Địa hình Tương Dương rất hiểm trở, có nhiều núi cao, tạo nên nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Đồi núi bị chia cắt mạnh bởi ba sông chính (Nậm Nơn, Nậm Mộ, Cả) và nhiều khe suối lớn nhỏ, tạo nên nhiều lớp gợn sóng cao dần. Tài nguyên thiên nhiên địa phương tương đối phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không lớn.
Cổng thông tin điện tử huyện Tương Dương cho biết, Tương Dương là nơi khởi nguồn của dòng Sông Cả, nằm trong khu dữ trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, hệ thống sông, suối dày đặc. Hiện nay, Tương Dương là điểm đến của các công trình thủy điện có quy mô vừa vừa và nhỏ. Huyện đã có 4 công trình thủy điện được khởi công xây dựng như Thủy điện Bản Vẽ (320 MW), Khe Bố (100 MW), Yên Thắng, Xóng Con (10 MW).
Trên thực tế, không chỉ có tài nguyên nước, tài nguyên rừng của Tương Dương khá đa dạng và phong phú. Chiếm trên 17% diện tích và 24.28% trữ lượng rừng của tỉnh Nghệ An, rừng Tương Dương phong phú về chủng loại, từ rừng lá kim á nhiệt đới đến rừng hỗn giao lá kim - lá rộng và rừng kín, với hàng trăm loài cây.
Huyện Tương Dương còn có một số khoáng sản như vàng Huội Nguyên, than đá Khe Bố (với loại than nâu, lửa dài). Bên cạnh đó, Tương Dương có nhiều loại đá, đặc biệt là đá vôi phân bố khắp nơi và đá Granit ở xã Lưu Kiền.
Tương Dương nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Cụ thể, Tương Dương có cảnh quan tự nhiên rất hấp dẫn với dòng suối Nậm Nơn, Nậm Mộ vừa nên thơ vừa gắn với bao huyền thoại; Vườn Quốc gia Pù Mát với những cánh rừng săng lẻ ở xã Tam Đình; đây là một điểm nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An.
Bên cạnh đó, huyện Tương Dương có khá nhiều di tích - lịch sử, tiêu biểu như đền Cửa Rào (xã Xá Lượng), đền thờ Lý Nhật Quang, hang Thằm Cóng (xã Tam Quang), và hệ thống hang động ở bản Xiềng Lằm (xã Hữu Khuông).
Năm 2022, Tương Dương đón khoảng 10.000 lượt khách, với tổng doanh thu hơn 8 tỷ đồng. Nhiều mô hình dịch vụ du lịch sinh thái, cộng đồng bước đầu đã được hình thành và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân như cụm du lịch sinh thái Tam Quang (khu du lịch sinh thái Nậm Xán) - Tam Đình (rừng săng lẻ, khe Cớ, Quang Phúc) - đền Vạn, khe Ngậu, xã Xá Lượng - thác Nha Vang, xã Nhôn Mai - rừng săng lẻ, cọn nước, bản Coọc, xã Yên Hòa…
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện duy trì tốc độ phát triển ổn định, an ninh trật tự được giữ vững; có 20/28 chỉ tiêu UBND tỉnh và 20/23 chỉ tiêu HĐND huyện giao đạt và vượt trong năm 2022.
Tổng giá trị sản xuất năm 2022 (giá so sánh năm 2010) ước đạt 5.884.011 triệu đồng, đạt 98,3% Nghị quyết HĐND; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2022 tăng 9%; cả 3 lĩnh vực kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao hơn cùng kỳ năm 2021 (nông - lâm - thủy sản tăng 5,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,2%; thương mại - dịch vụ tăng 6,1%).
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 34,02 triệu đồng, đạt 100,1% so Nghị quyết HĐND huyện, tăng 11,9% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 ước đạt 814.460 triệu đồng, đạt 125,8% dự toán tỉnh giao, đạt 127% dự toán HĐND huyện giao. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 39.158 triệu đồng, đạt 152,4% dự toán tỉnh giao, đạt 130,3% dự toán HĐND huyện giao, tăng 0,9% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 39,38% xuống còn 34,88%. Số lao động qua đào tạo là 4.000 lao động, đạt 160% KH, 266,7% so Nghị quyết HĐND huyện, tăng 100% so với cùng kỳ; trong đó đã đào tạo nghề cho 1.025 lao động, đạt 53,2% KH, 128,1% so Nghị quyết HĐND huyện; giải quyết việc làm cho 6.000 lao động, đạt 428,6% KH, 600% so Nghị quyết HĐND huyện, tăng 140% so với cùng kỳ.
Nhịp sống kinh tế