MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Huyện giáp ranh Thủ đô Hà Nội muốn 7 năm nữa lên thành phố

Thời gian qua, huyện này tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trên từng lĩnh vực cụ thể.

Huyện giáp ranh Thủ đô Hà Nội muốn 7 năm nữa lên thành phố- Ảnh 1.

Căn cứ tình hình phát triển thực tế của địa phương và định hướng của tỉnh tại Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 5/7/2022 Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo khác, huyện Văn Lâm xác định mục tiêu, định hướng phát triển đô thị: Hoàn thành việc công nhận huyện Văn Lâm đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4, khu vực trung tâm huyện cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 3 trước năm 2025; huyện đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3 trước năm 2030

đến năm 2030, xây dựng huyện Văn Lâm thành thành phố Văn Lâm , theo Báo Hưng Yên .

Thời gian qua, huyện Văn Lâm tập trung điều chỉnh, lập quy hoạch trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm cơ sở để tiếp nhận đầu tư, quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị... quản lý quy hoạch theo quy định.

Huyện giáp ranh Thủ đô Hà Nội muốn 7 năm nữa lên thành phố- Ảnh 2.

Huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đặt mục tiêu lên thành phố vào năm 2030.

Xây dựng và phát triển đô thị Văn Lâm theo hướng bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; quy hoạch và xây dựng đô thị có dấu ấn riêng hướng đến đô thị thông minh.

UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương rà soát, bổ sung danh mục các dự án động lực thúc đẩy phát triển đô thị, hoàn thành các tiêu chí đô thị loại 3, loại 4.

Đồng thời, lập, bổ sung chủ trương đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020 – 2025, các dự án động lực, các dự án góp phần hoàn thành các tiêu chí còn yếu, thiếu theo tiêu chí đô thị loại 3, loại 4…

Từ năm 2021 đến nay, huyện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình, dự án mang tính trọng điểm, động lực, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển đô thị, đặc biệt là các công trình giao thông liên vùng, liên huyện, các công trình cảnh quan đô thị.

Hạ tầng thương mại, dịch vụ ngày càng hiện đại và hoạt động hiệu quả. Hạ tầng xã hội, hệ thống công trình dịch vụ công cộng và nhà ở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, thu hút phát triển dân cư, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Văn Lâm phát triển đô thị xanh

Để đạt mục tiêu đề ra, huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa vào khai thác các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý trong vùng liền kề với Thủ đô Hà Nội gắn với giá trị văn hóa, lịch sử; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng hài hòa với tự nhiên, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế tri thức.

Huyện giáp ranh Thủ đô Hà Nội muốn 7 năm nữa lên thành phố- Ảnh 3.

Văn Lâm là huyện giáp ranh Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời, phát triển Văn Lâm là thành phố, đạt tiêu chí đô thị loại 3 theo hướng đô thị xanh, thông minh, dựa trên hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, kết nối đồng bộ, thông suốt với Thủ đô Hà Nội và các địa phương lân cận…

Huyện Văn Lâm, nằm sát Hà Nội, là một trong những địa phương có kinh tế sôi động của tỉnh Hưng Yên. Huyện có tiềm năng và lợi thế trong phát triển các loại hình bất động sản, đáp ứng nhu cầu giãn dân nhờ cách trung tâm Thủ đô 20 km.

Thời gian qua, huyện liên tục đầu tư vào mạng lưới giao thông để phục vụ phát triển kinh tế. Trong đó có các dự án đã triển khai như đường gom khu công nghiệp phía nam đường sắt từ Như Quỳnh đến Lương Tài; đường ĐH.15, ĐH.15; đường trục trung tâm huyện Văn Lâm.

Huyện giáp ranh Thủ đô Hà Nội muốn 7 năm nữa lên thành phố- Ảnh 4.

Văn Lâm có các tuyến đường quan trọng, liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Sắp tới sẽ có Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đi qua Hà Nội 57 km, Hưng Yên 19 km, Bắc Ninh 27 km, được xem là tuyến đường quan trọng trong liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Văn Lâm đạt trên 9,2%. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên đạt 10,05%.

Tổng thu ngân sách thực hiện đạt trên 4.610 tỷ đồng. 2.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó có trên 1.700 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho gần 61.000 người lao động trong và ngoài huyện. Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,8%.

Theo Dy Khoa

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên