MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ: Cuộc chiến bảo hộ đã bắt đầu?

28-04-2022 - 07:08 AM | Thị trường

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ: Cuộc chiến bảo hộ đã bắt đầu?

Giá dầu cọ trên thị trường quốc tế đã tăng mạnh sau khi Indonesia ban hành lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm này.

Giá dầu cọ trên thị trường quốc tế đã tăng mạnh sau khi Indonesia thông báo lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm này nhằm kiểm soát đà tăng giá thực phẩm trong nước, hệ quả từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Động thái này của Indonesia, nước xuất khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới, là biện pháp bảo hộ mới nhất liên quan tới lĩnh vực thực phẩm được áp dụng bởi một quốc gia đang đối diện với tình trạng giá thực phẩm leo thang.

Giá các sản phẩm nông nghiệp đồng loạt bật tăng sau khi hoạt động xuất khẩu của Ukraine, nhà cung cấp lúa mì và dầu hướng dương lớn trên thế giới, bị gián đoạn bởi chiến sự.

Giá lúa mì tại Chicago đã tăng 21% trong khi giá ngô tăng 15%, khiến cho chi phí nhập khẩu của một số quốc gia tăng lên đáng kể.

Dầu thực vật cũng không nằm ngoài xu hướng đó, với việc các nhà cung cấp bắt đầu hạn chế nguồn cung. Chỉ số giá dầu thực vật của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đã tăng 40% trong năm nay.

Nhiều siêu thị tại châu Âu trong tháng trước đã bắt đầu giới hạn lượng dầu ăn mỗi khách hàng được mua về.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ: Cuộc chiến bảo hộ đã bắt đầu? - Ảnh 1.

Công nhận chất quả cọ lên xe tải tại một đồn điền thuộc thành phố Pekanbaru, Indonesia. Ảnh: Getty.

Dù lệnh cấm có thể giúp “hạ nhiệt” giá cả trong nước, nhưng nó sẽ khiến cho chi phí nhập khẩu tăng lên tại một số quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc, theo một chuyên gia phân tích. “Rõ ràng điều này ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng toàn cầu”.Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo về lệnh cấm xuất khẩu dầu thực vật trong ngày 22/4. Khi thị trường mở hôm 25/4, giá dầu cọ giao dịch tại Malaysia đã tăng 7% lên 6.800 ringgit/tấn. Đồng rupiah đã giảm 0,7% còn 14.455 rupiah đổi 1 USD, mức giảm trong ngày mạnh nhất trong vòng hơn nửa năm.

Indonesia trên thực tế đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu cọ nội địa trước khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, buộc chính phủ phải hành động trước khi người dân quốc gia này, phần lớn theo đạo Hồi, bước vào kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr, hay còn gọi là Lebaran.

Hồi đầu tháng này, nhiều sinh viên đã tổ chức tuần hành trên đường phố nhằm phản đối tình trạng lạm phát tăng cao hiện tại, bên cạnh đó là tin đồn ông Jokowi sẽ có nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp làm tổng thống.

Lệnh cấm xuất khẩu, có hiệu lực từ ngày 28/4 tới, là động thái bảo hộ mới nhất thực hiện bởi chính phủ ông Jokowi. Trước đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất dầu ăn phải ưu tiên đáp ứng thị trường trong nước, và thuế xuất khẩu cũng được nâng lên.

Theo Trọng Đại

NDH

Trở lên trên