Indonesia cần 5,7 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng
Chính phủ Indonesia xác định cần tới 5,7 tỷ USD để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang năng lượng thân thiện với môi trường.
- 10-12-2023Vượt mặt SpaceX, một công ty Trung Quốc phóng thành công tên lửa chạy bằng loại khí từng rất quen thuộc trong gian bếp nhà bạn
- 10-12-2023Ngoài khoãn lãi kỷ lục sau vụ bán khống, ‘thiên tài đầu cơ’ Bill Ackman đút túi 97 triệu USD/năm với 4 cổ phiếu ‘trong mơ’
- 10-12-2023Một tín hiệu “cực hiếm” vừa loé sáng, S&P 500 có cơ hội vượt 5.400 điểm, cao hơn mọi dự báo lạc quan nhất
Thông tin trên được công bố tại Diễn đàn bền vững Mandiri vừa diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia.
Phát biểu tại diễn đàn, đại diện Chính phủ Indonesia cho biết, nước này đang nỗ lực thực hiện theo cam kết tại Thoả thuận chung Paris chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm 31,89% khí thải nhà kính.
Ông Innarno Djajadi, thuộc Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia, nói: "Để đạt được chương trình nghị sự toàn cầu này đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận. Đặc biệt, trong trường hợp của Indonesia, chính phủ đã xác định rằng sẽ cần khoảng 5,7 tỷ USD hoặc 81,6 nghìn tỷ Rupiah để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hoặc năng lượng tái tạo".
Kể từ năm 2015, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia đã thực hiện một số bước như công bố Lộ trình tài chính bền vững giai đoạn 2015 - 2019, lộ trình tài chính giai đoạn 2021 - 2025 nhằm củng cố hệ sinh thái tài chính bền vững, tạo cơ sở để triển khai phân loại xanh vào năm 2020 và hiện đã phát triển thành hệ thống phân loại bền vững.
Năm 2023, cơ quan này đã ban hành Quy định về giao dịch tín chỉ carbon và bắt đầu các hoạt động trao đổi carbon vào cuối tháng 9.
Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu nội địa thân thiện với môi trường cũng tiếp tục phát triển, với thị trường đạt hơn 20.000 tỷ Rupiah (gần 1,3 tỷ USD).
Đại diện Chính phủ Indonesia khẳng định, bất chấp những thách thức đối với việc phát triển nền kinh tế bền vững, Indonesia có tiềm năng chống lại các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu không phát thải carbon.
VTV