MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Influencer liên tục nói dối, nhăm nhe lấy lòng nhãn hàng vì chỉ muốn kiếm tiền, nhưng người mua hàng không dễ bị lừa đến thế

23-04-2024 - 22:36 PM | Sống

Influencer liên tục nói dối, nhăm nhe lấy lòng nhãn hàng vì chỉ muốn kiếm tiền, nhưng người mua hàng không dễ bị lừa đến thế

Nhiều người xem sẵn sàng quay lưng với những influencer không tôn trọng sự thật.

Phát chán với “lời nói dối” về sản phẩm của người nổi tiếng

Trong clip gần đây, một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, tên @manrikakhaira đã bày tỏ sự thất vọng với các influencer cùng nền tảng với mình.

Manrika nói TikTok từng là một nơi thú vị với các xu hướng, cuộc thảo luận và câu chuyện tích cực, vui nhộn. Tuy nhiên, giờ nền tảng này đã biến thành một kênh mua sắm giả tạo.

“Tôi thấy một số nhà sáng tạo yêu thích của mình đang quảng cáo các sản phẩm mà họ biết là không đem lại hiệu quả hay mang về đúng giá trị cho khách hàng như những gì họ đang nói” , Manrika chia sẻ.

Influencer liên tục nói dối, nhăm nhe lấy lòng nhãn hàng vì chỉ muốn kiếm tiền, nhưng người mua hàng không dễ bị lừa đến thế- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lời chỉ trích của Manrika phản ánh cảm xúc của nhiều Gen Z, những người ngày càng mệt mỏi khi nhìn thấy quảng cáo liên tục xuất hiện trên nền tảng TikTok nói riêng và các MXH khác nói chung.

Một nhà sáng tạo khác, tên CeeVan cho biết cô tin rằng nhiều influencer đầy tham vọng lại không nỗ lực như họ phát biểu. “Rất nhiều người trong số này chưa bao giờ dành thời gian xây dựng một cộng đồng để khiến cộng đồng đó yêu và tin tưởng họ dù có chuyện gì xảy ra”, cô nói. Thay vào đó, họ muốn trở thành những người có sức ảnh hưởng tốt cho “các giao dịch với nhãn hàng” để đạt được mục tiêu kiếm tiền.

Với chi phí sinh hoạt tăng vọt, cuộc khủng hoảng nợ thẻ tín dụng và mọi người đang phải chi quá nhiều tiền cho các hóa đơn, những lời phàn nàn về chất lượng quảng cáo đã phản ánh sự lo lắng về tiền bạc của giới trẻ.

Trước đây, influencers từng làm vì đam mê nhiều hơn lợi nhuận…

Ashley Rector (Nhà sáng lập công ty tiếp thị sáng tạo Quimby Digital) cho biết: Khi nền tảng MXH lên xu hướng, cơ hội cho influencers làm việc với nhiều thương hiệu cũng tăng theo. Nhiều influencers chấp nhận giao dịch với các thương hiệu không phù hợp, đưa ra chiến dịch quảng cáo không được cân nhắc kỹ lưỡng. Đánh đổi là sự bất mãn của người tiêu dùng.

“Khi khách hàng cảm thấy bạn đang bán hàng chỉ vì mục đích kiếm tiền, họ sẽ mất niềm tin vào bạn” , Ashley Rector nhấn mạnh.

Influencer liên tục nói dối, nhăm nhe lấy lòng nhãn hàng vì chỉ muốn kiếm tiền, nhưng người mua hàng không dễ bị lừa đến thế- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Samantha Zink (Người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Zink Talent) nhận định: Ngành công nghiệp của các influencer đã thay đổi ồ ạt kể từ khi nó xuất hiện vào những năm đầu thập niên 1990.

Trước đó, influencer làm vì “niềm đam mê nhiều hơn là lợi nhuận”. Trong khi giờ đây, sáng tạo nội dung là một nghề nghiệp chính thức có hoa hồng và những người theo dõi. Sự thay đổi này đã khiến influencer dường như ít đặc biệt hơn bởi vì dự án họ thích hoặc đam mê giờ đã trở thành công cụ kiếm sống. Để kiếm tiền, họ phải làm việc với các nhãn hàng dù thực tế, chất lượng của sản phẩm đến tay khách hàng không đi đôi với tiền lương khổng lồ mà influencer nhận từ hợp đồng quảng cáo.

Những chỉ trích về influencer trên không có nghĩa là thời đại của người có sức ảnh hưởng đã kết thúc. Vậy làm sao để các influencer vừa kiếm tiền từ công việc của mình, mà không đánh mất niềm tin của khách hàng?

Một báo cáo từ Influencer Marketing Hub năm 2024 cho thấy các thương hiệu rất ưu tiên hợp tác với với các nano và micro influencer do tỷ lệ tương tác cao hơn và niềm tin được xây dựng với cộng đồng của họ.

Sophie Wood (Giám đốc chiến lược của công ty tiếp thị người ảnh hưởng Fohr) cho rằng sức mạnh của influencer sẽ không mất đi, nếu họ tìm kiếm được nền tảng phù hợp với nội dung của mình.

Một thập kỷ trước, các blogger chiếm được ưu thế. Sau đó sự bùng nổ của influencer xuất hiện khi YouTube phát triển và gần nhất là TikTok ra đời. Những nhà sáng tạo nội dung thông minh tìm cách giữ cho cộng đồng follower của họ ngày càng lớn mạnh, chẳng hạn chuyển sang nền tảng MXH khác để đem đến cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của họ.

Influencer liên tục nói dối, nhăm nhe lấy lòng nhãn hàng vì chỉ muốn kiếm tiền, nhưng người mua hàng không dễ bị lừa đến thế- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Ví dụ: Hannah Witton, một YouTuber đã làm nội dung trong hơn một thập kỷ, đã chuyển từ YouTube vào năm ngoái sang Patreon và ngày càng gia tăng lượng người theo dõi của bản thân.

Hannah Witton chia sẻ, influencer cũng giống như tất cả mọi người, rằng họ sẽ thay đổi theo thời gian. Thật khó để làm hài lòng tất cả followers nhưng điều influencer phải làm là tiếp tục chia sẻ mọi thứ một cách chân thực, ngay cả khi sở thích của họ thay đổi.

Hannah Witton cho biết thêm, trong cộng đồng follower của mình, có nhiều người sẽ thấy vui khi chứng kiến influencer yêu thích kiếm tiền và giới thiệu về sản phẩm. Quảng cáo không xấu, miễn là influencer có trách nhiệm với chúng. Ngay khi phát hiện sự gian dối trong các thông điệp quảng cáo của bạn, follower sẽ rời đi ngay.

“Khán giả rất thông minh và tôi nghĩ họ không muốn cảm thấy bị lừa. Họ sẽ suy nghĩ: ‘Influencer này nghĩ rằng tôi thật ngu ngốc vì tin vào quảng cáo khi tôi biết rằng đây là một sản phẩm dởm’.

Bởi vì nền tảng MXH cho phép mọi người lan truyền một thứ gì đó có thể chưa được xác thực hoặc không đúng sự thật, nên trường hợp quảng cáo tràn lan đặc biệt có thể xảy ra. Đó là lý do tại sao influencer bị chỉ trích khi họ không trung thực hoặc chưa kể toàn bộ câu chuyện”, Hannah Witton nhận định.

Nguồn: BI



Theo Nguyệt

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên