MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy?

18-03-2020 - 22:36 PM | Sống

Nhưng một số chuyên gia sinh sản ở Trung Quốc đã khuyến cáo những bệnh nhân mắc Covid-19 đã phục hồi và ra viện vẫn nên kiểm tra thêm sức khỏe sinh sản để chắc chắn nó không để lại di chứng nào trên tinh hoàn và tinh trùng của họ.

Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố Covid -19 là một đại dịch toàn cầu. Căn bệnh do một chủng virus corona có tên là SARS-CoV-2 gây ra hiện đã lây nhiễm trên hơn 167.000 người ở hơn 100 quốc gia. 6.506 người trong số họ đã tử vong.

Các nhà khoa học cho biết chủng virus SARS-CoV-2 nguy hiểm gấp hàng chục lần so với cúm mùa. Chia sẻ những đặc điểm và cấu trúc giống với virus SARS từng gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp năm 2003, nhưng SARS-CoV-2 thậm chí còn "khôn ngoan" hơn khi chọn chiến lược lây nhiễm rộng với tỷ lệ tử vong thấp.

Dịch SARS bùng phát năm 2003 với tỷ lệ tử vong trên 10% đã nhanh chóng làm virus SARS bị tuyệt chủng khi nó giết chết hầu hết những người mắc bệnh và không còn vật chủ để lây truyền. Trong khi đó, SARS-CoV-2 chỉ gây ra tỷ lệ tử vong ở khoảng 3% vẫn đang tiếp tục hoành hành trên toàn thế giới.

Vậy đâu là những đặc điểm, những vũ khí mà virus này sử dụng để lây nhiễm con người? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Virus SARS-CoV-2

Đó là tên chính thức của chủng virus corona mới đang gây ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Ngoài chủng virus này, chúng ta còn biết ít nhất 6 chủng virus corona khác lây nhiễm trên người. Một số chủng corona chỉ gây cảm lạnh thông thường. Nhưng có hai chủng corona khác, trước đây, từng gây ra dịch bệnh nghiêm trọng là SARS và MERS.

Những chiếc gai bao bọc quanh virus

Trong tiếng Anh, "corona" có nghĩa là "vương miện". Virus được đặt tên là corona chính là vì những chiếc gai protein nhô ra khỏi bề mặt của chúng, tạo thành hình giống với những chiếc vương miện.

Ngoài lớp gai ngoài cùng, virus SARS-CoV-2 còn có một lớp màng chứa các phân tử lipid. Khi các phân tử này tiếp xúc với xà phòng, chúng sẽ tan ra và làm các gai virus rụng theo.

Các loại nước rửa tay chứa cồn cũng hoạt động theo nguyên lý tương tự, cồn phá hủy lớp màng lipid của virus, từ đó làm chúng mất gai và bị bất hoạt.

Chừng nào SARS-CoV-2 còn giữ được những chiếc gai của mình, chúng vẫn có khả năng lây nhiễm vào bên trong tế bào vật chủ.

Xâm nhập vào một tế bào dễ bị tổn thương

Virus SARS-CoV-2 nhiễm vào cơ thể thông qua mũi, miệng hoặc mắt. Sau đó, nó gắn các gai của mình vào một thụ thể có tên là ACE2 để xâm nhập tế bào. Các thụ thể ACE2 tập trung rất nhiều trên bề mặt tế bào phổi. Do vậy, virus này gây ra bệnh viêm phổi cấp.

Ngoài tế bào phổi, thụ thế ACE2 cũng xuất hiện cả ở ruột, thận, tinh hoàn và tim. Mặc dù vậy, điều kỳ lạ là virus SARS-CoV-2 không tấn công tim của người bệnh.

Nhưng một số chuyên gia sinh sản ở Trung Quốc đã khuyến cáo những bệnh nhân mắc Covid-19 đã phục hồi và ra viện vẫn nên kiểm tra thêm sức khỏe sinh sản để chắc chắn nó không để lại di chứng nào trên tinh hoàn và tinh trùng của họ.

Phát hành RNA virus

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 1.

Virus lây nhiễm vào tế bào bằng cách kết hợp màng dầu của nó với màng tế bào phổi. Khi vào bên trong, SARS-CoV-2 sẽ giải phóng một đoạn vật liệu di truyền của nó gọi là RNA.

Thao túng tế bào phổi

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 2.

RNA là toàn bộ bộ gen của SARS-CoV-2. Nó có khoảng 30.000 ký tự di truyền. Trong so sánh với con người, chúng ta có tới 3 tỷ. Nhưng sau khi virus giải phóng RNA vào tế bào phổi, tế bào của chúng ta lại đọc các đoạn mã RNA này vì tưởng nó là của mình.

Tiếp đó, tế bào phổi của chúng ta lại tạo ra các protein ngăn chặn chính hệ miễn dịch của chúng ta chống lại mầm bệnh. Đồng thời, nó giúp virus lắp ráp và tổng hợp ra những đoạn RNA giống hệt. Đây là cách virus tạo ra các bản sao mới và nhân lên.

Kháng sinh diệt vi khuẩn và không có tác dụng chống lại virus. Nhưng các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các loại thuốc chống virus có thể ức chế hoặc phá vỡ protein của virus và ngăn chặn chúng chiếm lấy tế bào phổi của chúng ta.

Sản xuất protein cho virus

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 3.

Không chỉ tổng hợp RNA cho virus SARS-CoV-2, khi sự lây nhiễm tiến triển bộ máy của tế bào phổi còn giúp chúng tạo ra cả các gai mới và các protein khác. Cuối cùng, tất cả sẽ được lắp lại thành hàng triệu virus bản sao.

Đây là cách các bản sao virus được lắp ráp trong tế bào vật chủ

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 4.

Thế là một virus đã được sinh thêm. Không chỉ có một, mà là hàng triệu con trong mỗi tế bào phổi.

Tiếp tục lây nhiễm

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 5.

Mỗi tế bào phổi sau khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể giải phóng liên tục hàng triệu bản sao virus ra ngoài, trước khi chúng vỡ và chết. Bể virus mới thoát ra lại tiếp tục đi lây nhiễm các tế bào phổi gần đó, có thụ thể ACE2, và lặp lại chu kỳ tương tự.

Phản ứng miễn dịch

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 6.

Hầu hết các trường hợp nhiễm Covid-19 đều có phản ứng sốt khi hệ thống miễn dịch chiến đấu để loại bỏ virus. Trong trường hợp nghiêm trọng, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng thái quá và bắt đầu tấn công cả các tế bào phổi khỏe mạnh.

Dần dần, phổi bệnh nhân sẽ bị tắc nghẽn do chính chất lỏng chảy ra trong phổi và các tế bào chết. Bệnh nhân do đó sẽ biểu hiện khó thở. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có thể bị suy hô hấp nặng trong quá trình này, dẫn đến tử vong.

Rời khỏi cơ thể

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 7.

Khi người bệnh ho và hắt hơi, họ có thể trục xuất những giọt bắn chứa đầy virus sang một người khác hoặc các bề mặt gần đó. Trên các bề mặt này, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại từ vài giờ cho đến vài ngày để chờ cơ hội ai đó chạm vào, sau đó chạm tay lên mắt, mũi, miệng của họ.

Virus lúc này sẽ lại lây nhiễm sang cho người bệnh mới. Để phòng tránh virus lây qua đường giọt bắn, người bệnh nhiễm Covid-19 nên đeo khẩu trang.

Nghiên cứu vắc-xin chống Covid-19

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 8.

Một loại vắc-xin trong tương lai có thể giúp cơ thể tạo ra các kháng thể nhắm vào virus SARS-CoV-2 và ngăn không cho nó lây nhiễm vào tế bào người.

Các loại vắc-xin cúm mà chúng ta có được hiện này cũng hoạt động theo cách tương tự, nhưng các kháng thể được tạo ra từ vắc-xin cúm không thể bảo vệ tế bào phổi khỏi virus SARS-CoV-2.

Hãy rửa tay bằng xà phòng

[Infographic] Covid-19 lây nhiễm tế bào phổi như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm vậy? - Ảnh 9.

Xà phòng tiêu diệt SARS-CoV-2 khi đuôi của các phân tử xà phòng bám vào màng lipid của virus và xé toạc nó.

Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm Covid-19 và các loại bệnh do virus khác là hãy rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm vào mặt, giữ khoảng cách với người bệnh và thường xuyên lau chùi các bề mặt có khả năng mang mầm bệnh.

*Bạn đã rửa tay đúng cách để phòng bệnh Covid-19 hay chưa? Làm bài trắc nghiệm sau để biết nhé:

Tham khảo Nytimes

Theo zknight

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên