Iran dọa chặn huyết mạch dầu mỏ, giá dầu có nguy cơ phi mã?
Trước việc Mỹ muốn siết chặt lệnh trừng phạt, Iran vừa lên tiếng đe dọa chặn Eo biển Hormuz, tuyến đường hàng hải với 20% lượng dầu mỏ toàn cầu phải đi qua.
- 14-01-2019[NÓNG] Rơi gần thủ đô, Boeing-707 của quân đội Iran bốc cháy, chỉ 1 người sống sót
- 14-01-2019Nhà Trắng yêu cầu Lầu Năm Góc trình kế hoạch không kích Iran
- 04-11-2018Mỹ cho phép 8 quốc gia tiếp tục mua dầu từ Iran
- 26-10-2018Trước lệnh cấm vận của Mỹ, Trung Quốc quay lưng với dầu mỏ Iran
- 28-09-2018Mỹ trừng phạt dầu mỏ Iran có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng
Eo biển Hormuz là tuyến đường biển chở dầu bận rộn nhất thế giới. Iran đe dọa phong tỏa con đường này khi Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các nước mua dầu của Iran phải chấm dứt hoạt động này hoặc đối mặt với những lệnh trừng phạt từ Mỹ. Động thái này khiến nhiều người bất ngờ bởi 6 tháng trước đó, ông Trump đã miễn trừng phạt cho 8 quốc gia nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất của Iran.
Ngay sau tuyên bố của Mỹ, truyền thông Iran cho biết nếu bị cấm vận, Iran sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz. Đây không phải lần đầu Tehran đưa ra tuyên bố này trong vài năm trở lại đây, khi mối quan hệ với Mỹ trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, chưa một lần này việc chặn eo biển Hormuz được thực thi. Nhiều người cũng không nghĩ lần này Iran sẽ làm thật.
Các nhà phân tích tại Eurasia Group cũng không cho rằng đóng cửa Eo biển Hormuz là nguy cơ. Thay vào đó, họ cảnh báo về mối đe dọa khác tới từ lực lượng mạng của Iran. Nhóm này bày tỏ quan ngại Tehran sẽ sử dụng lực lượng này để tấn công các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Saudi, nhất là khi dầu mỏ của Vương quốc này đang đóng vai trò không thể thiếu, cho phép Chính quyền Trump theo đuổi các chính sách cứng rắn với Iran.
Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh rằng Saudi Arabia và các nước Trung Đông khác có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi nguồn cung dầu từ Iran bị chặn lại. Đáp lại, phía Saudi cũng cho biết họ sẵn sàng hợp tác với các nhà sản xuất dầu khác để đảm bảo nguồn cung dồi dào và giúp thị trường cân bằng.
Những thông tin nhiễu động khiến Dầu thô Brent được giao dịch ở mức 74,14 USD/thùng vào chiếu 23/4, tăng khoảng 0,2% so với phiên giao dịch trước đó. Dầu WTI thì đứng ở mức 65,9 USD/thùng, cao hơn 0,6% so với phiên giao dịch trước.
Trevor Greetham, người đứng đầu bộ phận đa tài sản của Quỹ quản lý Tài sản Royal London, cho rằng thị trường đang bình tình hơi thái quá. "Chúng ta đang ở cuối chu kỳ kinh doanh, chúng ta đang ở giai đoạn mà việc Mỹ tăng lãi suất bắt đầu có tác động. Loại rủi ro địa chính trị này cho chúng ta thêm một lý do để lo lắng", Greetham nhấn mạnh.
Với những gì đang xảy ra, nhiều chuyên gia dự đoán bế tắc giữa Mỹ và Iran sẽ kéo dài, khó có thể kết thúc trong tương lai gần. Trong khi đó, Ngân hàng Goldman Sachs và Barclays cảnh báo việc Mỹ siết chặt các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng tới thị trường dầu thô toàn cầu. Tuy nhiên, năng lực dự phòng từ OPEC, Nga và Mỹ có thể bù đắp được sự thiếu hụt.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổ chức chuyên theo dõi lượng tiêu thụ dầu mỏ của các quốc gia, cho biết thị trường sẽ không thiếu dầu. Nguồn cung dầu mới và lớn nhất đến từ Mỹ, nơi sản lượng dầu thô đã tăng hơn 2 triệu thùng/ngày kể từ dầu năm 2018 lên mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác nếu Iran chặn eo biển Hormuz và lúc này, đó là quân bài mà Tehran có lẽ sẽ nghiêm túc nghĩ đến việc sử dụng.