MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Israel lần đầu tiên bước chân vào hàng ngũ các "ông lớn" xuất khẩu năng lượng

17-12-2019 - 20:12 PM | Tài chính quốc tế

Thông qua hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên sang Ai Cập, Israel đã chính thức bước chân vào hàng ngũ các nước xuất khẩu năng lượng lớn của thế giới.

Israel đã lần đầu trở thành nhà xuất khẩu năng lượng lớn của thế giới sau khi ký giấy phép xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Ai Cập. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi mỏ khí đốt khổng lồ của Israel bên bờ biển Địa Trung Hải chính thức đi vào hoạt động.

Bộ trưởng Năng lượng Yuval Steinitz gọi giấy phép này là cột mốc lịch sử của Israel. Ông Steinitz nhận định đây là dự án hợp tác kinh tế quan trọng nhất giữa hai quốc gia láng giềng kể từ khi ký thỏa thuận hòa bình vào năm 1979.

Hiện tại, Liên minh châu Âu (EU), vốn đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã khuyến khích việc xây dựng các tuyến giao vận mới, bao gồm cả các tuyến đi qua Địa Trung Hải. Những tuyến đường này có thể ngăn chặn tham vọng của Iran trong việc sử dụng Syria làm cửa ngõ vào vùng biển quan trọng này.

"Cuộc cách mạng khí đốt tự nhiên biến chúng ta thành một cường quốc năng lượng và mang lại cho chúng ta không chỉ nguồn thu khổng lồ cho đất nước mà còn giảm đáng kể ô nhiễm không khí", Bộ trưởng Steinitz nhấn mạnh. Israel cũng đang lên kế hoạch loại bỏ than và thay thế bằng khí đốt tự nhiên để tận dụng chúng.

Tuy nhiên, sự tập trung của Israel vào lượng khí mới được phát hiện trong thập kỷ qua đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ các nhà hoạt động phúc lợi xã hội và môi trường. Họ nói rằng chính phủ đã quá hào phóng đối với các ông trùm khí đốt đứng sau các cuộc thăm dò đồng thời những khoản đầu tư lớn cho đã kéo các nguồn lực ra khỏi năng lượng tái tạo.

Gần đây, các nhà hoạt động địa phương đã thúc giục công ty Delek Drilling của Israel và đối tác Mỹ Noble Energy, di chuyển một giàn khoan gần bờ ra xa hơn ngoài biển. Các nhà hoạt động lo sợ những hậu quả thảm khốc của hoạt động khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên đến môi trường.

Về phần mình, Delek, Noble và Chính phủ Israel đã khẳng định rằng họ áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt nhất để đảm bảo môi trường. Họ cũng cáo buộc các nhà hoạt động tiến hành một chiến dịch gây sợ hãi vô trách nhiệm.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, các cam kết về khí đốt dường như đã giúp Israel tiến gần hơn tới các chính phủ Ả rập và các nước Địa Trung Hải khác.

Năm ngoái, Israel đã ký thỏa thuận 15 tỷ USD để cung cấp cho Ai cập 64 tỷ mét khối khí đốt trong thời gian 10 năm. Thỏa thuận này giúp cả hai nước trở thành "những tay chơi lớn" trong lĩnh vực năng lượng ở khu vực.

Ai Cập là nước có tỷ lệ ủng hộ người Palestine mạnh mẽ. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Israel và Palestine chưa bao giờ hết sóng gió.

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên