ITL Và Dịch vụ Vận Tải Đường Bộ Tại Việt Nam
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang là ngành mũi nhọn cùng phát triển với nền kinh tế thị trường hội nhập. Đây là hình thức vận tải phổ biến và chiếm tỉ trọng cao trong ngành vận tải ở Việt Nam, và những công ty vận tải lớn đều áp dụng quy trình vận tải hàng hóa này.
Sơ lược về vận tải đường bộ
Phương thức vận tải hàng hóa đường bộ là việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô, xe khách, xe tải, xe container… trên đường bộ. Vận tải đường bộ trở thành phương thức khá phổ biến trong các loại hình vận tải hiện nay. Dù các phương thức mới ra đời mang lại nhiều sự tối ưu, hiệu quả nhưng đường bộ vẫn là tuyến vận chuyển trọng yếu và có tầm quan trọng trong hoạt động giao thương hàng hóa giữa các khu vực, là mắc xích không thể thiếu, thậm chí còn kết hợp tốt trong quá trình vận chuyển tạo nên hiệu quả cao.
Vận tải đường bộ đóng một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động lưu thông hàng hóa như kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực… Với những ưu điểm tiện lợi, cơ động, khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện khí hậu và địa hình, hiêu quả kinh tế cao nên loại hình vận chuyển này được lựa chọn rất nhiều. Mặc dù lựa chọn vận tải đường bộ giúp khách hàng chủ động về mặt thời gian nhưng lại bị hạn chế về khối lượng và kích thước hàng hóa so với các loại hình vận tải khác.
Vận tải đường bộ góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và xã hội
Nhờ việc trở thành khâu trọng yếu trong các hoạt động kinh tế mà vận tải đường bộ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và phát triển xã hội. Từ đó góp phần vào ngân sách nhà nước thông qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ kèm theo như kho bãi, bốc xếp hàng hóa, bảo dưỡng, sửa chữa… Bên cạnh đó còn dịch vụ này còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Sự phát triển tuyến đường bộ vận chuyển Bắc Nam cũng là sự huy động nguồn vốn về đầu tư trong xã hội rất lớn mà không phải ngành nghề nào cũng có được.
Thách thức của vận tải đường bộ hiện nay
Nền kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao. Bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, đảm bảo an toàn tốt hơn. Vì thế sự cạnh tranh của vận chuyển hàng hóa đường bộ so với các hình thức khác trở nên gay gắt và khó khăn hơn, buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đường bộ phải đổi mới, nâng cao chất lượng nhằm thích nghi với thị trường, đi đầu là tập đoàn ITL cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ đã đầu tư vào đội xe của mình bao gồm hơn 150 xe container đầu kéo và 400 rơmooc được phân bổ tại 3 trạm trung chuyển chính ở Bắc Trung Nam để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của khách hàng.
Các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa có sự đầu tư tốt không chỉ về phương tiện vận chuyển và nguồn nhân lực: hiện nay các phương tiện vận chuyển còn thô sơ, chưa đáp ứng được độ an toàn. Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho nên vẫn chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng.
Cung lớn hơn cầu dẫn đến sự cạnh trạnh bất bình đẳng. Cung tăng, cầu giảm khiến dự thừa một lượng lớn các phương tiện vận chuyển sẽ phá vỡ quy hoạch trong vận tải, xuất hiện yếu tốc cạnh tranh về giá làm tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Bên cạnh đó, nhiều quy định mới được ban hành khiến khách hàng không còn xem đường bộ là lựa chọn tối ưu vì phát sinh nhiều chi phí và nhiều yêu cầu gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Tháo gỡ khó khăn vận tải đường bộ cho doanh nghiêp
Những khó khăn của ngành vận tải đường bộ đang nổi lên cần sự chung tay của các cấp, các ngành trong đó nhất là vai trò của Bộ giao thông Vận tải và chính quyền các địa phương. Trên cơ sở đó giải quyết dứt điểm, cởi bỏ các nút thắt có nguy cơ bóp chết ngành vận tải đường bộ vốn phát triển khá năng động trong giai đoạn hiện nay.
Ý thức được các tác động của hoạt động vận tải đường bộ đối với môi trường, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ như ITL đã tổ chức các cuộc thi, đào tạo tài xế lái xe an toàn và kĩ năng lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn giao thông trước và sau tay lái, góp phần bảo vệ môi trường.
Một điều quan trọng nữa mang tính quyết định là cần có chiến lược thiết kế hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng dịch vụ cho ngành này cả trước mắt và lâu dài; thiết kế đường sá, cầu cống, khu sản xuất gắn liền với kho bãi, dịch vụ logictics; tạo thế liên hoàn, thống nhất trong khâu sản xuất vận chuyển và lưu thông.