JPMorgan thành lập chỉ số theo dõi biến động của thị trường tài chính từ những dòng tweet của ông Trump
JPMorgan sáng lập ra chỉ số này và đặt tên theo dòng tweet nổi tiếng và đầy bí ẩn của ông Trump: "covfefe".
- 17-08-2019JP Morgan: Thuế mới của Mỹ sẽ là phép thử liều cao với Trung Quốc, 40% nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái trong 9 tháng tới
- 07-06-2019Đến cả Warren Buffett, JPMorgan và Bank of America cũng bị đa cấp lừa đảo!
- 09-05-2019Sếp JPMorgan đánh cược 80% Mỹ - Trung sẽ đạt thỏa thuận thương mại
Theo CNBC, tổng thống Donald Trump sử dụng Twitter ngày càng nhiều và điều này đang ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu. Thực tế là, các dòng tweet khiến thị trường biến động của ông Trump trở nên "kịch tích" hơn vào tháng 8 khi ông nhiều lần "phản đòn" Trung Quốc. Ngoài ra, một trong những nội dung gây chú ý nhiều nhất trên Twitter của ông là chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về lãi suất.
Nỗ lực nhằm định lượng tác động từ những dòng tweet của ông Trump lên thị trường trái phiếu, JPMorgan đã tạo ra một chỉ số có tên "Volfefe Index" để phân tích những chia sẻ của Tổng thống đang ảnh hưởng như thế nào đến biến động của lãi suất ở Mỹ.
JPMorgan sáng lập ra chỉ số này và đặt tên theo dòng tweet nổi tiếng, đầy bí ẩn và gây tranh cãi của ông Trump: "covfefe", phần nào giải thích cho sự biến động của trái phiếu Kho bạc Mỹ lợi suất 2 năm và 5 năm.
Dòng tweet gây tranh cãi của ông Trump: "Dù chuyện covfefe của báo chí thường là tiêu cực". Tuy nhiên, bài đăng này nhanh chóng bị xoá đi và theo đó rất nhiều người đã "đoán già đoán non" về ý nghĩa của từ này.
Các tác giả của báo cáo từ JPMorgan viết: "Điều này mang ý nghĩa sơ bộ vì phần lớn những dòng tweet của tổng thống đã tập trung vào Fed và khi căng thẳng thương mại. Đây là những sự kiện quan trọng, ảnh hưởng đến diễn biến ngắn hạn của nền kinh tế và tương tự, phản ứng của Fed đối với các sự kiện như vậy."
Những thông điệp khiến thị trường biến động của ông Trump thường nói đến chính sách thương mại và tiền tệ, với những từ khoá gồm "Trung Quốc", "tỷ" và "sản phẩm". Những bài đăng này ngày càng ít nhận được những phản hồi tích cực, từ người theo dõi, ví dụ như "thích" hay "retweet".
Kể từ cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump đã đăng trung bình hơn 10 dòng tweet mỗi ngày, với gần 64 triệu người theo dõi, trong thời gian đó có khoảng 14.000 tài khoản tương tác với Tổng thống và 10.000 trong số đó bắt đầu theo dõi sau lễ nhậm chức năm 2017.
Trong số khoảng 4.000 chia sẻ không được retweet đăng trong giờ giao dịch kể từ năm 2018 đến hiện tại, thì chỉ có 146 tweet ảnh hưởng đến thị trường. Hầu hết các bài đăng của ông Trump được cập nhật từ trưa cho tới đầu giờ chiều. Những dòng tweet đăng lúc 1 giờ chiều có tần suất xuất hiện cao gấp 3 lần so với những khung giờ khác của buổi chiều hoặc tối, theo báo cáo của JPMorgan.
Những chia sẻ ông Trump đăng tải vào 3 giờ sáng cũng nhiều hơn so với lúc 3 giờ chiều, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường lãi suất ở Mỹ, từ khoảng thời gian nửa đêm thì xu hướng của "market depth" thường thấp. Theo báo cáo này, ông Trump thường ngủ lúc 5 giờ sáng đến 10 giờ sáng, bởi tần suất hoạt động trên Twitter của ông vào khung giờ đó thường thấp.
Theo Bank of America Merrill Lynch, những ngày ông Trump sử dụng Twitter liên tục cũng liên quan đến diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán. Trong khi hoạt động trên Twitter của ông Trump có thể khiến thị trường bất ngờ lao đao với những "đòn" tấn công Trung Quốc hoặc Fed, thì nói chung ông vẫn có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, Dow Jones đã tăng 42% và tăng 31% kể từ khi ông nhậm chức.