Karaoke kêu cứu
Hàng trăm chủ đầu tư quán karaoke trên địa bàn Hà Nội vừa cùng ký vào đơn kiến nghị gửi các cấp chính quyền thành phố và trung ương với lời kêu cứu mong được giải cứu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
- 15-02-2023Nguy cơ phá sản, hàng trăm chủ quán karaoke ở Hà Nội kêu cứu
- 31-01-2023Hà Nội: Đề xuất xử phạt gần 200 triệu, tước giấy phép quán karaoke cho múa thoát y
- 27-01-2023Sắp 'sờ gáy' loạt vũ trường, khách sạn, karaoke
Theo đơn kiến nghị được hàng trăm chủ đầu tư cơ sở kinh doanh karaoke ở Hà Nội, sau đợt tổng kiểm tra về PCCC và cứu nạn cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường vào ngày 7-10-2022, thành phố đã cho tạm dừng hoạt động tất cả các quán karaoke trên địa bàn thành phố. Đến nay, đã gần 5 tháng trôi qua, toàn bộ quán karaoke ở Hà Nội bị buộc phải dừng hoạt động do không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan, nhất là không bảo đảm an toàn về PCCC.
Trong khi đó, cần vốn khá lớn, lên tới hàng trăm triệu, không ít cơ sở kinh doanh karaoke có vốn đầu tư lên tới hàng chục tỉ đồng. Thế nên, việc phải dừng hoạt động trong thời gian gần 5 tháng qua, chưa kể trước đó thời gian dài đóng cửa còn dài hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đã khiến rất nhiều chủ đầu tư cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke lâm vào tình trạng lỗ nặng, nợ nần.
Trước đó, sau khi trên địa bàn xảy ra các vụ cháy cơ sở kinh doanh karaoke gây thiệt về sinh mạng, đỉnh điểm là vụ cháy quán karaoke ở phố Quan Hoa (quận Cầu Giấy) khiến 3 cảnh sát PCCC hy sinh, TP Hà Nội đã cho dừng 100% các cơ sở dịch vụ karaoke ở thành phố để tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các điều kiện kinh doanh.
Kết quả cho thấy trên địa bàn TP Hà Nội có tổng số 1.538 cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã ban hành 571 quyết định tạm đình chỉ, 568 quyết định đình chỉ hoạt động. 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke bị dừng hoạt động đều không bảo đảm yêu cầu về PCCC theo quy định.
Song, thời gian buộc phải dừng kinh doanh quá lâu khiến các chủ đầu tư quán karaoke khó có thể gồng gánh được lâu hơn, nhiều người thậm chí đã phá sản, lâm vào cảnh nợ nần.
Karaoke là một hoạt động giải trí khá quen thuộc, được ưa thích với nhiều người dân, nhất là các dịp sinh nhật, hội hè, kỷ niệm… Nói cách khác, đây là nhu cầu không nhỏ trong đời sống hiện nay.
Việc TP Hà Nội cho tạm dừng dịch vụ karaoke để rà soát, kiểm tra các điều kiện kinh doanh là cần thiết bởi đây là loại hình kinh doanh có điều kiện và nhất là sau nhiều vụ cháy gây chấn động dư luận, gây nhiều thương vong. Thế nhưng, đó chỉ là tạm dừng, nên qua kiểm tra nếu thấy cơ sở kinh doanh nào đủ điều kiện thì cần phải cho phép kinh doanh dịch vụ karaoke trở lại. Không nên để an toàn cho trách nhiệm quản lý mà đẩy khó khăn, thiệt hại hết về phía nhà đầu tư, người dân.
Karaoke nếu kinh doanh dịch vụ đúng các quy định của pháp luật thì cần được "giải cứu".
Người lao động