Kế hoạch cải cách ngành ngân hàng sắp được công bố?
Theo SSI Research, kế hoạch cải cách ngành ngân hàng và giải pháp cho các ngân hàng “0 đồng” sẽ được thông báo vào tháng 9.
- 04-08-2021Ngân hàng, vì sao chưa có gói hỗ trợ tương xứng?
- 03-08-2021Vì sao lợi nhuận một số ngân hàng tăng đột biến 3-5 lần?
- 03-08-2021Vì sao xáo trộn tăng trưởng lợi nhuận ở “Big 3” ngân hàng Việt?
Trong báo cáo triển vọng nửa cuối năm, Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research đề cập yếu tố chính đóng góp vào tăng trưởng doanh thu nửa cuối 2021và 2022 của ngân hàng là tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng phí, hoa hồng.
Tăng trưởng thu nhập lãi ròng phụ thuộc nhiều hơn vào tăng trưởng tín dụng, do khó có thể duy trì lợi thế NIM tăng. Trong khi đó, tăng trưởng thu nhập từ phí và hoa hồng duy trì trên 20% mỗi năm.
Tín dụng tăng trưởng và thu nhập phí dịch vụ sẽ là động lực tăng trưởng cho ngành ngân hàng. Ảnh: B.L
Tăng trưởng lợi nhuận có thể bình thường hóa ở mức 13% trong nửa cuối 2021 và 21,7% trong 2022 đối với các ngân hàng SSI Research nghiên cứu. Ngoại trừ BIDV, TPB, MB và VPBank tăng trên 25% trong nửa cuối 2021) và Sacombank tăng lợi nhuận 53% trong năm 2022.
SSI Research cũng cho rằng tăng vốn vẫn là động lực lớn nhất cho cổ phiếu ngân hàng. Các ngân hàng ước tính trả cổ tức cổ phiếu trong nửa cuối 2021 gồm BIDV, Vietcombank, HDBank, MSB, OCB và SeABank.
Kế hoạch phát hành riêng lẻ cho năm 2021 đều chưa hoàn tất. TPBank khả năng cao sẽ phát hành riêng lẻ trong nửa cuối năm do NHNN đã phê duyệt gần đây. SSI Research cũng kỳ vọng MB sẽ hoàn tất phát hành cổ phiếu mới trong nửa cuối 2021. P/B dự phóng các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu là 2,1 lần tăng hơn gấp đôi từ mức đáy năm 2020 0,91 lần và đang tiệm cận mức đỉnh 2018 là 2,4 lần. Do định giá tương đối cao, SSI Research không kỳ vọng một đợt tăng giá trên diện rộng đối với tất cả cổ phiếu ngân hàng như nửa đầu năm 2021.
Đơn vị phân tích cũng nhận định kế hoạch cải cách ngành ngân hàng và giải pháp cho các ngân hàng “0 đồng” sẽ được thông báo vào tháng 9. Việc nới “room” ngoại cho các ngân hàng thương mại (NHTM) khó có thể xảy ra, khi Chính phủ vẫn quy định tỷ lệ sở hữu nhà nước tại NHTM quốc doanh từ 65% trở lên cho giai đoạn 2021 - 2025.
Người đồng hành