Kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc chính là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ
Dù nhận thức rõ về những cản trở do siêu kế hoạch này gây ra nhưng Trung Quốc vẫn không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc từ bỏ những mục tiêu đã đề ra.
- 04-10-2018Hy vọng mối quan hệ với chính quyền sẽ tốt đẹp hơn, Tencent triển khai kế hoạch mới phù hợp với sáng kiến "Made in China 2025"
- 22-07-2018Đây là lý do khiến Made in China 2025 chắc chắn sẽ thành công dù ông Trump làm gì đi chăng nữa
- 26-06-2018Siêu kế hoạch đầy tham vọng này chính là nguồn cơn khiến ông Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại
Kế hoạch được chính phủ hậu thuẫn nhằm thống trị các công nghệ trong tương lai của Trung Quốc hiện tại lại là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết những căng thẳng của cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Giới chức của hai nước đều có quan điểm bi quan về cơ hội cho một bước "đột phá" kể cả khi tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có một cuộc gặp bên lề thuộc Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires vào ngày 30 tháng 11 đến 1 tháng 12 tới đây. Trong khi ông Trump vẫn đang "mải mê" với rủi ro từ các mức thuế quan mới, thì ông Tập lại đang đào sâu hơn vào cuộc xung đột kéo dài bằng cách giảm đi những tác động của cuộc chiến thương mại đến tăng trưởng và không hề có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập sẵn sàng thoả hiệp về kế hoạch tăng cường sức mạnh công nghệ của quốc gia này.
Đối với ông Tập, bỏ đi sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp ống khói và thống trị những công nghệ mới hơn, sạch hơn là trọng tâm trong cam kết tạo ra một xã hội thịnh vượng của ông. Trump và phe diều hâu của mình lại muốn duy trì sự ưu việt của nền kinh tế Mỹ, và họ thấy rằng họ đang nắm giữ ưu thế. Larry Kudlow, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Trump, mới đây phát biểu: "Ngay ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đang nắm giữ lợi thế về kinh tế."
Các quan chức ở Bắc Kinh lại đang ở trong một "cuộc chơi" được kéo dài hơn. Trong khi họ tìm cách giảm bớt tầm quan trọng của kế hoạch Made in China 2025 với ý định thống trị các ngành công nghiệp từ robot sang các loại xe năng lượng mới và hàng không vũ trụ và cho biết họ cũng sẽ tạo cơ hội cho các công ty nước ngoài, thì vẫn không cho thấy dấu hiệu về việc sẽ từ bỏ những mục tiêu này.
"Flying below the radar" là một văn bản chưa chính thống ban hành có tên "The Made China 2025 - Sáng kiến nâng cấp toàn diện công nghiệp 4.0", thường được biết đến là Sách Xanh, được đặt tên theo màu bìa của văn bản gốc. Trong khi kế hoạch chính thức của Made in China 2025 không có mục tiêu dành cho các công ty Trung Quốc nắm bắt thị phần thị trường trong nước và toàn cầu và thậm chí còn cho biết rằng việc triển khai phải được chi phối bởi thị trường, 296 trang của Sách Xanh được lấp đầy bằng các mục tiêu của chính phủ.
Trung Quốc cho biết các mục tiêu là không ràng buộc và không chính thức. Họ cam kết đảm bảo kế hoạch Made in China 2025 được áp dụng một cách công bằng với các ông ty trong nước cũng như nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin - Miao Wei - viết trong một bài báo được đăng trên tờ China Daily hồi tháng 4. Bộ đã không trả lời những câu hỏi về Sách xanh.
Do các mục tiêu, các công ty nước ngoài trong những ngành công nghiệp bao gồm thiết bị y tế và nông nghiệp tiên tiến - là hai ngành ưu tiên trong kế hoạch Made in China 2025 - có thể đã mất đi vị thế kinh doanh, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất thúc đẩy các ngành công nghiệp bằng chính sách. Chính sách công nghiệp là trọng tâm của sự phát triển nhanh chóng tại Nhật vào những năm 1970 và 1980 và bản thân kế hoạch Made in China 2025 cũng tương tự "Kế hoạch công nghiệp 4.0" của Đức. Tại Mỹ, những đột phá trong ngành sản xuất chất bán dẫn, điện hạt nhân, công nghệ hình ảnh và các ngành khác cũng được hỗ trợ bởi chính sách công nghiệp.
Thậm chí, Made in China 2025 là một yếu tố làm cho "trò chơi" thay đổi đối với các mối quan hệ kinh tế với Mỹ và vẫn là một vấn đề khiến cho những căng thẳng không thể giải quyết được.