Kế hoạch tăng sản lượng dầu lại bị hoãn cho thấy sự bế tắc của OPEC+
Liên minh các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (Tổ chức OPEC+) cho thấy đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối.
- 04-11-2024Đòn giáng mạnh vào OPEC+ khi các thành viên vẫn âm thầm tăng sản lượng
- 31-10-2024Nhờ dầu giá rẻ của Nga, quốc gia chủ chốt BRICS vượt ‘thủ lĩnh” OPEC trở thành nhà cung cấp dầu mỏ tinh chế lớn nhất của châu Âu
- 23-10-20242 'đại gia' dầu mỏ thông báo giảm bán dầu: Giá trị 'vàng đen' không còn như xưa, OPEC cũng mất quyền lực 'hô mưa gọi gió' trên thị trường dầu?
Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ hoạt động thống nhất theo điều lệ OPEC+ một lần nữa trì hoãn việc tăng sản lượng dầu thô theo kế hoạch trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang nổi lên trên khắp thị trường.
Nhu cầu yếu nhất trong một thập kỷ ở Trung Quốc và nguồn cung nguyên liệu thô kỷ lục từ Hoa Kỳ đã khiến OPEC+ này gần như rơi vào tình trạng bế tắc và không có triển vọng cho tương lai, tờ OilPrice đưa ra nhận định trên.
Quyết định của lãnh đạo OCEP+ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cũng như lo ngại về giá dầu giảm do dư thừa trong tương lai.
Các nhà phân tích dự đoán rằng giá "vàng đen" có thể giảm xuống còn 60 USD vào năm tới, điều này chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến sự ổn định tài chính của Ả Rập Saudi và một số nhà cung cấp nguyên liệu thô chủ đạo khác của hành tinh.
Giới chuyên gia tin tưởng rằng bất chấp sự dè dặt và cố gắng giữ thể diện, mọi thứ thực sự rất đơn giản - điều kiện thị trường đã đánh bại ý định và kế hoạch của các nhà cung cấp lớn trong ngành.
Mặc dù vậy, 8 quốc gia OPEC+ đã tái khẳng định cam kết chung của họ trong việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố Hợp tác, bao gồm điều khoản tùy chỉnh sản xuất bổ sung.
Nhiều chuyên gia đã lầm tưởng rằng OPEC+ muốn đưa dầu thô tràn ngập thị trường để giành lại thị phần của mình, nhưng thay vào đó, nhiệm vụ chính của Liên minh, như thực tế đã chỉ ra, vẫn là kiểm soát trữ lượng dầu.
Vì vậy, giờ đây vai trò chủ đạo sẽ thuộc về những kết quả sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ và tình hình căng thẳng ở Trung Đông giữa Israel với Iran.
Theo dự báo, OPEC+ có lẽ vẫn sẽ phải "mất mặt" khi tình hình trở nên khó khăn đến mức nhóm này, trong bối cảnh thị trường quá căng thẳng, sẽ phải đồng ý không tăng sản lượng mà thậm chí còn cắt giảm nhiều hơn vào năm tới.
Nếu viễn cảnh trên xảy ra, đây thực sự sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng như hình ảnh của họ trên trường quốc tế.
Giáo Dục Thời Đại