Kẻ sát nhân Orlando nhiễm tư tưởng cực đoan qua Internet
Giới chức Mỹ không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp nào giữa hung thủ tại Orlando với IS và cho rằng hắn là phần cử cực đoan trong nước bị các nhóm Hồi giáo kích động.
- 13-06-2016Xả súng ở Orlando: Vì sao 3 giờ sau cảnh sát mới ập vào?
- 13-06-2016Kẻ xả súng ở Orlando làm việc cho hãng an ninh tầm cỡ
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và các cơ quan khác vẫn đang tìm kiếm manh mối bên trong hộp đêm Pulse và các đường phố đã bị phong tỏa bao quanh.
Giám đốc FBI, ông James Comey, cho biết: “Tới nay chúng tôi chưa tìm được bằng chứng nào cho thấy vụ việc này là một âm mưu đã được chỉ đạo từ bên ngoài nước Mỹ. Chúng tôi cũng không thấy chứng cứ nào khẳng định hắn (Mateen) là thành viên của một mạng lưới khủng bố. Chúng tôi rất tin là kẻ sát nhân này đã bị kích động ít nhất ở phần nào đó qua mạng Internet”.
Ngày 13-6 IS lặp lại tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công tại hộp đêm ở Orlando, tuy nhiên vẫn không cung cấp được những chứng cứ nào cho thấy sự phối hợp hành động giữa chúng và hung thủ Mateen.
Vụ xả súng kinh hoàng lập tức tạo ra tranh luận giữa hai ứng cử viên đại diện tranh cử tổng thống Mỹ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ là Donald Trump và Hillary Clinton về cách thức ứng phó với những kẻ cực đoan Hồi giáo.
Tỷ phú Trump đề nghị ngăn cản dòng người nhập cư đến Mỹ từ các nước vốn “có tiền sử” về khủng bố. Trong khi đó bà Clinton cho rằng không nên kỳ thị người Hồi giáo và cần phải tập trung vào các biện pháp kiểm soát súng đạn an toàn chặt chẽ hơn.
Ngày 13-6, cơ quan chức năng Mỹ cũng công bố lại số người chết trong vụ thảm sát tại Orlando là 49 người vì người thứ 50 chính là hung thủ Mateen. Khoảng 53 người bị thương và 29 người vẫn đang được điều trị tại Trung tâm y tế vùng Orlando.
Tuổi trẻ