Kể từ khi sống tiết kiệm, tôi đã cất riêng được gần 700 triệu nhờ 6 thói quen này
Hãy bắt đầu thay đổi từng thói quen nhỏ nhất để tiết kiệm tiền mỗi ngày.
- 03-09-2024Ngày chồng đi công tác, mẹ chồng bất ngờ đưa cho tôi cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ
- 31-08-2024Học cách quản lý tài chính của 2 gia đinh này, vợ chồng bạn có thể tiết kiệm thêm vài triệu mỗi tháng
- 30-08-2024Mẹ bỉm tiết kiệm 200 triệu trong 2 năm dù thu nhập 20 triệu/tháng: Chỉ cần tuân thủ 3 nguyên tắc này
Sau khi theo đuổi chủ nghĩa tối giản, tôi thường suy ngẫm về những thói quen tiêu dùng của mình. Trước đây, tôi thường dễ vung tiền cho những khoản chi lặt vặt, nhưng giờ đây tôi hiểu nếu gộp tất cả trong 1 tháng thì sẽ thành khoản chi khổng lồ. Tôi giờ ít mua đồ đạc, tiêu tiền thông minh hơn và có khoản tiết kiệm ngày càng lớn. Nhờ lối sống tối giản, tôi đã tiết kiệm được 200.000 tệ (gần 700 triệu) sau vài năm.
Dưới đây là một số cách tiết kiệm tiền của tôi mà bạn có thể tham khảo:
1/ Bắt đầu ghi chép từng khoản chi tiêu
Đây là bước đầu tiên giúp bạn phân loại đâu là khoản chi cần thiết và khoản chi không cần thiết. Ví dụ, tôi nhận ra bản thân có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền nếu không vung tay mua quá nhiều quần áo giảm giá.
Nhờ bảng ghi chép này, bạn có thể từng bước một loạt bỏ những thói quen chi tiêu lãng phí, dồn tiền cho những khoản chi tiêu xứng đáng. Nhìn số tiền tiết kiệm tăng lên mỗi tháng, bạn cũng sẽ giống như tôi, dần cảm thấy vui vẻ và tự hào.
2/ Đừng mua đồ theo xu hướng
Xu hướng thời trang chỉ là "cơn gió" mà các doanh nghiệp tạo ra. Và đồ theo xu hướng thường có giá đắt đỏ hơn nhiều so với thu nhập của người bình thường. Hãy đợi đến khi "cơn gió" xu hướng tạm lắng xuống, như thế bạn có thể mua đồ với mức giá phải chăng hơn.
3/ Đừng tham rẻ
Mua đồ giá rẻ không có nghĩa là bạn mua được sản phẩm với giá tốt mà nhiều khi cần phải trả nhiều tiền hơn. Quần áo rẻ tiền dễ bị xơ, vón cục, bạc màu và biến dạng sau vài lần sử dụng, khi ta mặc vào trông còn không đẹp. Đồ ăn rẻ tiền dễ hư hỏng nên bạn phải vứt đi. Nhìn chung để tiết kiệm tiền thì bạn phải chi tiêu hợp lý và có kế hoạch. Đồ đạc giá rẻ, có nhiều chương trình ưu đãi đôi khi không phải món hàng giá hời như chính bạn tưởng tượng.
4/ Đừng mua hàng lặp lại
Ở nhà chỉ cần một món đồ có chức năng lặp đi lặp lại là đủ. Ví dụ: Nhà bạn có chảo rán thì không cần chảo điện, đã có đĩa thì không cần mua đĩa đựng trái cây riêng. Nếu bạn cần một bàn chải nhỏ vào những lúc bình thường, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng đã qua sử dụng, hoặc nếu cẩn thận hơn thì có thể khử trùng chúng trước khi sử dụng. Hãy phát huy hết công năng của từng món đồ, tiết kiệm tiền trong từng cái nhỏ nhất mới là cách tiêu dùng thông minh.
5/ Buộc phải gửi tiền tiết kiệm
Sau khi nhận lương hàng tháng, bạn hãy trích một khoản tiết kiệm, để nó đứng yên hoặc gửi vào ngân hàng lấy lãi hàng tháng. Còn lại bao nhiêu lương hàng tháng thì bạn mới nên tính toán dùng chúng cho chi phí sinh hoạt. Thói quen bắt buộc phải có khoản tiền tiết kiệm này giúp bạn giảm chi tiêu, xây dựng quỹ khẩn cấp cho chính mình.
6/ Không vay tiền
Vay tiền nghĩa là bạn đang chi tiêu vượt quá khả năng kiếm được. Đừng tuỳ tiền vay tiền để phục vụ thói quen mua sắm bốc đồng, càng tệ hơn nếu vay tiền để ăn tiêu xa xỉ. Dừng việc nuông chiều bản thân một cách vô ích và dùng đồng tiền của mình thông minh hơn!
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường