Kênh đào Panama đối mặt với khủng hoảng thiếu nước
Hạn hán nghiêm trọng đã làm giảm đáng kể mực nước của kênh đào Panama, ảnh hưởng nghiêm trọng đến một trong những tuyến đường thương mại sầm uất nhất thế giới.
- 30-06-2024Trung Quốc thải ra hàng triệu tấn đường ray đã qua sử dụng mỗi năm, nhưng tại sao chúng lại bị chôn xuống đất thay vì đem đi tái chế?
- 29-06-2024Trung Quốc chính thức thông xe siêu công trình vượt đại dương giữ 10 kỷ lục dài nhất, lớn nhất, rộng nhất: Khẳng định trình độ xây dựng khiến thế giới ngỡ ngàng
- 29-06-2024Kẻ thù của cuộc chiến chống lạm phát tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới: Loại rau củ được tiêu thụ nhiều thứ 2 toàn cầu
Cơ quan quản lý kênh đào Panama (ACP) hôm 26/6 thông báo tuyến đường thủy nổi tiếng này tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, bất chấp những cơn mưa gần đây đã giảm bớt hầu hết các hạn chế được áp đặt sau hạn hán vào năm 2023.
ACP cho biết trong một tuyên bố: "Tuyến đường thủy kênh đào Panama tiếp tục phải đối mặt với tác động của mùa khô kéo dài từ năm 2023, khiến khả năng đi lại hàng ngày qua kênh bị hạn chế. Mặc dù đã bắt đầu mùa mưa nhưng vấn đề về thiếu nước ở Panama và kênh đào Panama vẫn chưa kết thúc".
Việc hạn chế tàu thuyền qua lại kênh đào Panama càng làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Trong gần 1 năm qua, số lượng tàu qua kênh Panama đã bị hạn chế. Mặc dù đã bắt đầu mùa mưa nhưng hạn hán nghiêm trọng kéo dài trong năm 2023 đã dẫn đến tình trạng không đủ nước để nâng và hạ tàu qua âu tàu.
(Ảnh: Getty)
Không giống với các tuyến đường thủy khác như kênh đào Suez, kênh đào Panama - nơi thường xử lý khoảng 6% thương mại hàng hải toàn cầu - hoạt động bằng nước mưa từ các hồ nhân tạo Gatun và Alajuela.
Với hiện tượng khí hậu El Nino diễn ra trong năm 2023, do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, cơ quan quản lý kênh đã phải giảm số lượng tàu vận tải qua lại mỗi ngày ở kênh đào Panama, cũng như dung tích mớn nước của các tàu.
Tuy nhiên, ACP cho biết hôm 26/6 rằng họ sẽ cho phép tăng mớn nước của tàu lên 14,6 mét bắt đầu từ ngày 11/7 và tối đa 35 tàu sẽ được phép đi qua mỗi ngày bắt đầu từ ngày 5/8.
Cơ quan giám sát kênh đào Panama cũng kêu gọi xác định các nguồn nước thay thế và phát triển các dự án lưu trữ. ACP đang xem xét nhiều giải pháp - bao gồm các nhà máy khử muối đòi hỏi chi phí cao hay tạo ra các hồ chứa mới đòi hỏi phải di dời hàng nghìn người.
Trong năm tài chính 2023, 511 triệu tấn hàng hóa đi qua kênh đào Panama, tạo ra doanh thu 3,34 tỷ USD. Giới chuyên gia hy vọng tình trạng hạn hán có thể được cải thiện trong vài tháng tới và con kênh có thể hoạt động bình thường trở lại vào năm 2025.
VTV