MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kết cục bi thảm của trùm bất động sản Trung Quốc từng vung tiền mua đất nhờ vay ngân hàng, nợ đến 63 tỷ USD chưa thể trả

22-11-2023 - 11:11 AM | Tài chính quốc tế

"Khi có quá nhiều chấy, bạn sẽ không ngứa nữa. Khi đã vay quá nhiều, bạn vẫn có thể ngủ ngon cả đêm", Chủ tịch Chen Feng của tập đoàn HNA nói thẳng trên truyền hình.

Kết cục bi thảm của trùm bất động sản Trung Quốc từng vung tiền mua đất nhờ vay ngân hàng, nợ đến 63 tỷ USD chưa thể trả - Ảnh 1.

Cái tên Chen Feng và Wang Jian từng vô cùng nổi tiếng trong ngành bất động sản Trung Quốc. Họ là những tỷ phú từng sáng lập nên tập đoàn bất động sản lừng danh HNA Group chuyên đi thâu tóm tài sản toàn cầu.

Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2017, tổng doanh thu của HNA đạt tới 54 tỷ USD và đứng thứ 170 trong bảng xếp hạng Fortune Global 500.

Tập đoàn này kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực từ bất động sản, hàng không, tài chính, du lịch cho đến cả logistic.

Các chuyên gia từng đánh giá HNAHAN là một trong những công ty hàng đầu của Trung Quốc về mảng đi thu mua những doanh nghiệp khác.

Kết cục bi thảm của trùm bất động sản Trung Quốc từng vung tiền mua đất nhờ vay ngân hàng, nợ đến 63 tỷ USD chưa thể trả - Ảnh 2.

Ông Chen Feng (trái) và Wang Jian (phải)

Với thành công đó, cả Chen Feng và Wang Jian từng được mệnh danh là những ông trùm bất động sản chuyên đi mua đất với quyền lực cực lớn khi có quan hệ rộng.

Thế nhưng việc Chen Feng bị bắt vào năm 2021 còn Wang Jian thì tự sát vào năm 2018 lại cho thấy một kết cục bi thảm của các ông trùm làng bất động sản Trung Quốc.

Rõ ràng, dù có nhiều tiền hay quan hệ rộng như thế nào nhưng phạm pháp thì cuối cùng vẫn sẽ bị đi tù.

Làm giàu nhờ vay ngân hàng

Ông Chen Feng sinh ra tại vùng khai thác than ở tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc.

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Quản lý Vận tải Hàng không Lufthansa ở Đức, Chen Feng làm việc tại Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc và Cục Điều tiết Hàng không Quốc gia trước khi tự khởi nghiệp.

Ban đầu, Chen và người đồng sự Wang Jian khởi nghiệp với Hainan Airlines vào năm 1993, sau này trở thành hãng bay tư nhân hàng đầu Trung Quốc.

Tại thời điểm đó, công ty của Chen chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực hàng không và phải tới năm 2000 mới đổi tên thành HNA Group rồi vươn ra các ngành khác cũng như được tỷ phú George Soros rót vốn.

Kết cục bi thảm của trùm bất động sản Trung Quốc từng vung tiền mua đất nhờ vay ngân hàng, nợ đến 63 tỷ USD chưa thể trả - Ảnh 3.

Thời kỳ đầu, bản thân Chen và Wang rất được hâm mộ bởi giới khởi nghiệp khi họ được coi là 2 trong số những người đi tiên phong.

Hình ảnh của Chen luôn thể hiện sự năng động và dễ tiếp cận trong các cuộc phỏng vấn, một điều thường thấy ở những startup ngày nay.

Thậm chí nhà sáng lập này còn tự mình phục vụ đồ ăn trên các chuyến bay của Hainan Airlines để tạo hình ảnh.

Tuy nhiên không hài lòng với chỉ ngành hàng không, HNA còn mở rộng quy mô khi đầu tư mua lại cổ phần các khách sạn hay tham gia vào mảng công nghệ.

Năm 2007, HNA bắt đầu bành trướng mạnh ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc khi mua lại khách sạn SA Sode ở Bỉ, tiếp đó là hàng loạt thương vụ từ ngân hàng Deutsche Bank cho đến những kỳ lân như Uber.

Không dừng lại ở đó, HNA liên tục mở rộng khi mua các bất động sản xa xỉ như sân golf, khách sạn, toà nhà cao tầng ở các khu vực đắt đỏ như Manhattan của Mỹ với tổng giá trị lên đến hàng chục tỷ USD.

Tuy nhiên, sự bành trướng quá nhanh này của HNA đã khiến hãng ngủ quên trên chiến thắng và coi thường những rủi ro mà họ gặp phải.

Cụ thể, HNA dưới sự điều hành của Chen đã tận dụng những khoản tín dụng quá dễ dàng của Trung Quốc trong giai đoạn bùng nổ kinh tế để đi thâu tóm tài sản nước ngoài.

Tập đoàn HNA mua đất rất nhiều nhưng phần lớn số tiền là đi vay từ ngân hàng và các chủ nợ, thế nhưng họ lại chẳng hề sợ hãi bởi khi vay quá nhiều, chính ngân hàng mới là phía phải sợ doanh nghiệp.

"Khi bạn có quá nhiều chấy, bạn sẽ không ngứa nữa. Khi đã vay quá nhiều, bạn vẫn có thể ngủ ngon cả đêm", Chủ tịch Chen từng phát biểu trên truyền hình.

Kết cục bi thảm của trùm bất động sản Trung Quốc từng vung tiền mua đất nhờ vay ngân hàng, nợ đến 63 tỷ USD chưa thể trả - Ảnh 4.

Kết cục bi thảm

Tưởng chừng như sự bành trướng của tỷ phú bất động sản Chen và Wang vẫn sẽ tiếp tục, thế nhưng chính quyền Bắc Kinh đã dần nhận ra bong bóng tín dụng đang mở rộng sẽ đe doạ đến nền kinh tế lẫn hệ thống tài chính.

Kể từ trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, Trung Quốc đã tăng cường giám sát, siết chặt các quy định sử dụng vốn.

Thậm chí đến cả những ông lớn như Chủ tịch tập đoàn bảo hiểm Anbang, chủ sở hữu của khách sạn Waldorf Astoria ở New York, cũng đã bị chính phủ bắt giữ vào năm 2018.

Quá trình điều tra HNA được bắt đầu ngay sau đó và tập đoàn này đã phải thu hẹp quy mô tài sản. Dẫu vậy đế chế của ông Chen Geng vẫn bị các chủ nợ đòi ít nhất 63 tỷ USD.

"Chen đã sử dụng một chiến lược như nhiều doanh nhân có mối quan hệ rộng khác trong xã hội. Họ tận dụng các mối quan hệ này để vay càng nhiều tiền càng tốt từ các tổ chức tài chính", Victor Shih, phó giáo sư chuyên về các chính sách tài chính và chính trị Trung Quốc tại Đại học California San Diego, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước khi Chen bị bắt.

Đồng quan điểm, chuyên gia Warut Promboon của hãng nghiên cứu tín dụng Bondcritic nhận định HNA đã mở rộng quá nhanh so với khả năng của ban lãnh đạo công ty.

Trong khi đó các ngân hàng dưới sức ép của những mối quan hệ cũng như sự tin tưởng vào mảng bất động sản đã chấp nhận giải ngân cho HNA để rồi giờ đây khó thu hồi tín dụng.

Tồi tệ hơn, hàng loạt ông lớn trong ngành bất động sản lao đao mùa dịch vì không bán được các dự án, khiến họ không đủ tiền thanh toán các khoản nợ đáo hạn.

Số phận của 2 nhà sáng lập HNA cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.

Tháng 7/2018, ông Wang qua đời khi đang nghỉ dưỡng tại Pháp do rơi từ độ cao 57m.

Ban đầu cảnh sát địa phương cho rằng đây là tai nạn do ông cố chụp ảnh tự sướng, thế nhưng nhiều tháng sau từ Liberation của Pháp mới chỉ rõ đây là hành vi tự tử.

Cái chết của Wang diễn ra trong bối cảnh HNA bắt đầu bị điều tra và Trung Quốc siết chặt kiểm soát tín dụng.

Kết cục bi thảm của trùm bất động sản Trung Quốc từng vung tiền mua đất nhờ vay ngân hàng, nợ đến 63 tỷ USD chưa thể trả - Ảnh 5.

Nhà đồng sáng lập quá cố Wang Jian của HNA Group

Tháng 1/2021, HNA tuyên bố phá sản do không thanh toán hết được các khoản nợ và đến tháng 9 cùng năm thì nhà đồng sáng lập Chen bị bắt.

Vụ việc này diễn ra cùng thời điểm tập đoàn bất động sản Evergrande đối mặt khủng hoảng nợ.

Tháng 12/2021, mảng hàng không vũ trụ HNA Aviation bao gồm biểu tượng Hainan Airlines bị bán cho Liaoning Fangda Group Industrial, qua đó chấm dứt câu chuyện truyền kỳ về vị tỷ phú nhà giàu bất động sản chuyên vung tiền đi mua đất.

*Nguồn: Tổng hợp

Theo Băng Băng

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên