Kết thúc phiên họp đầu tiên, Fed vẫn để ngỏ về khả năng hạ lãi suất
Theo dự kiến, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất lần thứ hai trong thập kỷ vào thứ Tư này. Thế nhưng, Chủ tịch Jerome Powell hiện vẫn chưa đưa ra thông điệp mà thị trường mong chờ về kế hoạch hạ lãi suất trong tương lai.
- 18-09-2019Chứng khoán Mỹ hồi hộp chờ quyết định lãi suất của Fed
- 15-09-2019Tổng thống Trump muốn Fed áp dụng lãi suất âm nhưng chính sách này có thực sự hiệu quả?
- 12-09-2019Gọi FED là đồ cứng đầu, ông Trump gây áp lực để lãi suất về 0 hoặc "thấp hơn nữa"
Sau cuộc họp ngày đầu tiên, ông Powell cho biết về những dự báo mới đối với nền kinh tế, lạm phát và lãi suất. Fed đã đưa ra động thái nhằm trấn an thị trường, sẽ bơm hàng tỷ USD tiền mặt để kiểm soát hoạt động cho vay ngắn hạn. NHTW cũng cho biết sẵn sàng chi thêm 75 tỷ USD vào thứ Tư.
Diane Swonk, kinh tế gia trưởng tại Grant Thornton, nhận định: "Ông ấy sẽ khiến mọi người thất vọng, và không khiến bất kỳ ai vui mừng." Bà dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất với 25 điểm cơ bản, đưa phạm phi lãi suất liên bang vào mức 1,75 đến 2,0%, sau lần cắt giảm vào ngày 31/7.
Tại cuộc họp lần trước, ông Powell đã khiến cả thị trường "dậy sóng", khiến thị trường chứng khoán sụt giảm và lợi suất trái phiếu giao dịch cao hơn. Khi đó, ông nói rằng việc hạ lãi suất chỉ là "sự điều chỉnh giữa chu kỳ", có nghĩa việc này không nằm trong chu kỳ hạ lãi suất kéo dài.
Cách tiếp cận của Fed sẽ khiến một số chuyên gia thị trường không hài lòng, và chắc chắn ông Trump cũng thất vọng bởi nhiều lần ông đã kêu gọi Fed hạ lãi suất xuống mức 0 hoặc thậm chí là âm. Các nhà kinh tế thì cho biết không nhiều khả năng Fed sẽ hạ lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, có thể nhận thấy trên một biểu đồ được gọi là "biểu đồ chấm". Rất nhiều nhà đầu tư đang mong chờ nhiều hơn 2 đợt hạ lãi suất trong năm nay.
Bên cạnh động thái khiến thị trường hoang mang, có thể Fed sẽ phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn nội bộ, trong đó có ít nhất 2 chủ tịch Fed không đồng ý việc hạ lãi suất. Trong cuộc họp gần đây nhất, Chủ tịch Fed thành phố Kansas và Boston đã phản đối việc cắt giảm lãi suất do không có lý do xác đáng về sự khả quan của nền kinh tế.
Mối lo ngại của họ chỉ ra một vấn đề nan giải đối với Fed và đó là số liệu kinh tế đầy khả quan của Mỹ, trong khi Mỹ đang hạ lãi suất để sẵn sàng đối mặt với tình trạng tiêu cực có thể đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, như chiến tranh thương mại hay Brexit.